-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Ông Phạm Sanh Châu, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, nhiều doanh nghiệp Ấn Độ đang đưa Việt Nam vào tầm ngắm là điểm đến đầu tư. |
Hội thảo trực tuyến với chủ đề “Xúc tiến thương mại Việt Nam - Ấn Độ: Cơ hội và Thách thức hậu Covid 19” vừa được diễn ra tại hai đầu cầu Hà Nội (Việt Nam) và New Delhi (Ấn Độ), do Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) và Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp PHD, Ấn Độ tổ chức.
Từ đầu cầu Ấn Độ, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu cho biết, Việt Nam đang trong tầm ngắm là điểm đến đầu tư của nhiều doanh nghiệp Ấn Độ. Hiện đang có một số Tập đoàn lớn của Ấn Độ như ONGC - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ, Tập đoàn Essar, NTPC, HCL, GMR… đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Ông Phạm Sanh Châu thông tin, Tập đoàn Essar mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư xây dựng một khu tích hợp tổng thể trị giá khoảng 8 tỷ USD bao gồm nhà máy điện sử dụng khí, đầu tư các trạm biến áp, công trình truyền tải, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư sản xuất phân bón.
Riêng Tập đoàn HCL đã phê duyệt kế hoạch đầu tư dài hạn vào Việt Nam với tầm nhìn, mục tiêu đào tạo, tuyển dụng, phát triển nhân lực cho một chuỗi trung tâm kỹ thuật công nghệ thông tin gồm 10.000 - 20.000 kỹ sư trên toàn bộ Việt Nam.
Trước mắt, HCL cũng mong muốn thành lập một trung tâm công nghệ ở Việt Nam với vốn đầu tư lên đến 650 triệu USD sẽ đào tạo và tuyển dụng khoảng 10.000 kỹ sư trong 5 năm tới.
Đại sứ Phạm Sanh Châu cho biết thêm, theo nghiên cứu của công ty tư vấn tài chính Nomura (Nhật Bản) về 56 công ty chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, chỉ có 3 trong số này chuyển tới Ấn Độ trong khi 26 đến Việt Nam, 11 đến Đài Loan và 8 tới Thái Lan.
Năm 2019, kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam - Ấn Độ đạt 11,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ là 6,6 tỷ USD, tăng 2,1% so với 2018, xuất khẩu của Ấn Độ sang Việt Nam là 4,7 tỷ USD, tăng 8,1% so với 2018, tuy nhiên, hiện Ấn Độ mới chỉ có hơn 200 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn chưa đạt 1 tỷ USD, con số này mới chỉ chiếm chưa đầy 0,5% lượng vốn đầu tư của Ấn Độ ra nước ngoài.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"