Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 22 tháng 12 năm 2024,
Việt Nam vào nhóm quốc gia tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất khu vực
Thế Hải - 07/11/2024 09:17
 
Với sức tiêu dùng lớn, doanh số thương mại điện tử đã vượt 20,5 tỷ USD/năm vào năm ngoái, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất khu vực và trên thế giới.
Các chuyên gia tại Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam 2024.
Các chuyên gia tại Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam 2024.

Doanh thu thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 đạt 20,5 tỷ USD, tăng 25% so với năm trước, đưa Việt Nam vào nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất khu vực và trên thế giới.

Việt Nam cũng là điểm đến hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp và các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm đón lõng cơ hội tăng trưởng 2 con số.

Năm 2023 chứng kiến sự đột phá vượt bậc trong lĩnh vực thương mại điện tử, khi quy mô thị trường hương mại điện tử bán lẻ Việt Nam 2023 đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 4 tỷ USD (tương đương 25%) so với năm 2022. Nửa đầu năm nay, doanh thu đạt 13,2 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ.

Tại diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam 2024, bà Lại Việt Anh, Phó cục trưởng  do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương cho biết:: "Nhiều tập đoàn công nghệ lớn đã đầu tư vào các lĩnh vực mới như điện tử, chip bán dẫn, R&D, AI… Thanh toán không dùng tiền mặt cũng lan rộng với tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt 87%, vượt mục tiêu năm 2025".

Hiện thương mại điện tử không chỉ phát triển ở đô thị mà còn mở rộng đến vùng sâu, vùng xa nhờ hệ thống giao hàng phát triển mạnh mẽ.

Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025 và định hướng năm 2030 xác định mục tiêu phát triển kinh tế số đến năm 2025 tỷ trọng kinh tế số trên GDP cả nước đạt khoảng 20%.

Tính đến hết năm 2023, lĩnh vực thương mại điện tử đã đóng góp khoảng 15%-17% trong tổng giá trị của kinh tế số quốc gia.

Tiềm năng phát triển thương mại điện tử còn rất rộng lớn, bởi thương mại điện tử đã chiếm khoảng 8% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước.

Thương mại tử Việt Nam có tốc độ phát triển trung bình 25%/năm, với hơn 61 triệu người Việt mua sắm online và giá trị mua bình quân mỗi người khoảng 336 USD.

Giá trị giao dịch thương mại điện tử 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt 13,2 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã tăng trưởng đột phá nhờ kinh doanh qua thương mại điện tử.

Còn theo thông tin công bố trong báo cáo toàn cảnh thị trường sàn bán lẻ trực tuyến quý III của nền tảng dữ liệu thương mại điện tử Metric, tổng doanh số giao dịch (GMV) của 9 tháng đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so với cùng kỳ 2023.

Doanh số giao dịch trên 5 sàn Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki và Sendo đạt trung bình 25.300 tỷ đồng/tháng (gần 1 tỷ USD), với livestream và hàng giá rẻ được ưa chuộng.

Sự gia tăng kinh doanh qua thương mại điện tử của các doanh nghiệp sản xuất và các nền tảng giao dịch điện tử, nền tảng số trung gian như Lazada, Sendo..đã góp phần tạo nhiều công ăn việc làm.

Thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhưng, Bộ Công thương thừa nhận, đã và đang bộc lộ rõ nhiều yếu tố không bền vững, đặc biệt là những tác động xấu tới môi trường.

Bộ mong muốn hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp tối ưu hóa các phương thức vận chuyển, sử dụng các vật liệu tái chế, thân thiện để đóng gói hàng hóa, giảm khí phát thải.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư