
-
Chủ tịch TTC Đặng Văn Thành: Quan trọng là biết chọn thời điểm thích hợp để M&A
-
“Chung tay cùng thịnh vượng” luôn là mục tiêu của mỗi thương vụ M&A
-
Doanh nghiệp nào quản trị tốt, bảng cân đối kế toán tốt thì thu hút vốn tốt
-
Liên doanh sẽ là xu hướng M&A được ưa chuộng
-
Dù môi trường M&A còn thách thức, nhưng các doanh nghiệp Nhật vẫn muốn tiếp cận -
Năm 2024, thị trường M&A Việt Nam sẵn sàng cho tăng trưởng
![]() |
Với kim ngạch đạt 13,18 tỷ USD, Việt Nam đã vượt qua Bangladesh về xuất khẩu hàng dệt may trong 6 tháng đầu năm 2020 |
Dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, kéo kim ngạch xuất khẩu sụt giảm mạnh, trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã vượt qua Bangladesh trở thành quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ 2, sau Trung Quốc.
Số liệu của Cục Xúc tiến Xuất khẩu Bangladesh cung cấp cho thấy Bangladesh đã thu về 11,92 tỷ USD nhờ xuất khẩu các sản phẩm may mặc sẵn trong 6 tháng đầu năm, trong khi con số xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng là 13,18 tỷ USD. 7 tháng, dù bị sụt giảm 12,1%, nhưng dệt may Việt Nam mang về 16,2 tỷ USD.
Các nhà xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh cho rằng, đại dịch Covid-19 đã khiến họ tụt hậu so với Việt Nam.
Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng dệt kim Bangladesh (BKMEA), Mohammad Hatem cho biết: "Ngành may mặc của Bangladesh đã sụt giảm mạnh trong suốt tháng 3, tháng 4 và tháng 5 do hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi lệnh cấm được thực thi nhằm ngăn chặn sự lây lan của coronavirus”.
“Trong khi hoạt động sản xuất của Việt Nam không bị gián đoạn quá nhiều do nước này đã kiểm soát sự lây lan của Covid-19 tốt hơn”, ông Hatem cho biết.
Bangladesh, nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai sau Trung Quốc, đã giảm 20,14% xuống 2,25 tỷ USD trong tháng 3 và 85,25% xuống 375 triệu USD trong tháng 4, mức giảm lớn nhất trong lịch sử xuất khẩu của nước này.
Trong tháng 5, thu nhập từ xuất khẩu hàng may mặc được cải thiện và ở mức 1,23 tỷ USD nhưng vẫn chịu mức giảm 62%. Trong tháng 6, xuất khẩu có dấu hiệu phục hồi, lên 2,24 tỷ USD.
6 tháng qua, do Việt Nam không bị ngừng sản xuất như Trung Quốc hay Bangladesh vì cách ly xã hội, nhờ đó thị phần của dệt may Việt Nam tại Mỹ và EU đã tăng lên. Lãnh đạo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) cho rằng, xét về mức độ suy giảm chung của ngành dệt may trên toàn thế giới, Việt Nam vẫn là điểm sáng khi ghi nhận giảm 12-14%, trong khi Bangladesh và Ấn Độ đều giảm 23% trong 6 tháng đầu năm.
Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam cũng không thể lạc quan bởi tình hình dịch bệnh vẫn đang tác động xấu đến thương mại dệt may toàn cầu. 6 tháng đầu năm chưa phải là thời điểm khó khăn nhất, do kinh tế vẫn còn được thông thương và số ca nhiễm bệnh chưa tăng cao như hiện nay.
So với thời điểm hiện tại khi mà thế giới đang bước vào thời kỳ không thể kiểm soát được dịch bệnh, việc làm chưa tạo lập lại, tiền trong các quốc gia đều đang ở trạng thái cạn kiệt và nhu cầu tiêu dùng giảm, thì quý III và quý IV của năm 2020 mới thật sự là thử thách đối với ngành dệt may Việt Nam.

-
Dù môi trường M&A còn thách thức, nhưng các doanh nghiệp Nhật vẫn muốn tiếp cận -
Năm 2024, thị trường M&A Việt Nam sẵn sàng cho tăng trưởng -
Vượt Singapore, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong ASEAN -
Thị trường CPTPP tăng sử dụng công cụ phòng vệ với hàng Việt -
Nhận diện cơ hội M&A hấp dẫn -
EVN tổ chức tháng tri ân khách hàng -
Giải mã 3 động cơ tăng trưởng ứng dụng nền tảng tiêu dùng - công nghệ của Masan
-
Acecook Việt Nam đi đầu trong ngành hàng về cải tiến sản phẩm giảm nhựa
-
Dai-ichi Life Việt Nam được trao Chứng nhận về đóng góp bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững
-
BUV công bố các Chương trình đào tạo mới từ Anh Quốc và Quỹ học bổng 2024 trị giá 87 tỷ đồng
-
Noventiq ra mắt công cụ AI thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh cho doanh nghiệp
-
Bà Rịa-Vũng Tàu: Lợi thế phát triển công nghiệp khi sở hữu cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
-
Tiếp cận chất lượng và lâm sàng xuất sắc để chăm sóc tốt sức khỏe người dân