
-
Vinaship lên kế hoạch thanh lý tàu Vinaship Sea đóng năm 1998
-
Sông Đà 11 huy động vốn lớn mở rộng mảng năng lượng
-
Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sắp phát hành hơn 76,7 triệu cổ phiếu thưởng
-
Bầu Đức hé lộ khả năng lãi cao nhất lịch sử của Hoàng Anh Gia Lai
-
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư -
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng
![]() |
Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay giảm sâu so với cùng kỳ năm 2019. Ảnh: Đ.T |
Kinh doanh ảm đạm
Các doanh nghiệp ngành dệt may đang lần lượt công bố kết quả sản xuất - kinh doanh ảm đạm sau nửa đầu năm 2020. Nguyên nhân chính khiến các chỉ tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đều không hoàn thành kế hoạch và giảm so với cùng kỳ là Covid-19 bùng phát mạnh trên thế giới, toàn bộ đơn hàng tháng 3, 4, 5 bị giãn thời gian giao.
Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG vừa công bố, quý II/2020, Công ty đạt 1.066,5 tỷ đồng doanh thu, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019. Lũy kế 6 tháng đầu năm, TNG đạt 1.840 tỷ đồng doanh thu, giảm 10%; lợi nhuận sau thuế đạt 65,7 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, so với kế hoạch cả năm (doanh thu 4.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 230 tỷ đồng), TNG mới hoàn thành 40% mục tiêu về doanh thu và 28,6% mục tiêu về lợi nhuận.
Với quy mô xuất khẩu trên 3 tỷ USD/năm, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT) cũng không thể đứng ngoài cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19. Dù đã xoay mọi cách, trong đó việc sản xuất các sản phẩm khẩu trang và PPE (trang bị bảo hộ cá nhân) giúp các cơ sở của Tập đoàn chưa lâm vào tình trạng thiếu việc làm trầm trọng, nhưng tổng doanh thu hợp nhất của VGT ước giảm 15%, lợi nhuận hợp nhất giảm trên 25% so với cùng kỳ năm 2019. Ông Cao Hữu Hiếu, Phó tổng giám đốc VGT cho biết, mức sụt giảm này khả quan hơn dự báo.
Công ty Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công cũng ghi nhận kết quả kinh doanh không như ý muốn, dù lợi nhuận mà Công ty đạt được là con số đáng mơ đối với các doanh nghiệp trong ngành. 6 tháng đầu năm 2020, TCM ghi nhận doanh thu khoảng 1.685 tỷ đồng, đạt 93% kế hoạch và giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ; lợi nhuận ước đạt 108.7 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2019.
Một doanh nghiệp lớn là Công ty cổ phần May Sông Hồng cũng đang oằn mình với khó khăn, bởi đối tác lớn tại Mỹ là RTW Retalwinds đã đệ đơn phá sản. Đây là khách hàng truyền thống của May Sông Hồng và đang có khoản nợ với Công ty lên tới 166 tỷ đồng. Các đơn hàng từ RTW Retalwinds (thông qua thương hiệu New York & Co) năm 2019 đóng góp 13% tổng doanh thu của May Sông Hồng. Sự cố này chắc chắn khiến kết quả sản xuất - kinh doanh trong năm nay của Công ty bị kéo xuống.
Áp lực cuối năm
Trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam ước đạt 16 tỷ USD, giảm sâu so với mức 18,34 tỷ USD cùng kỳ năm 2019. Kết quả này có được là do các doanh nghiệp dệt may vẫn còn một nguồn hàng là các sản phẩm khẩu trang và PPE. Với đơn giá thời gian đầu, việc xuất khẩu các sản phẩm này tương đối hiệu quả, nhưng tình hình sẽ khác rất nhiều trong các tháng cuối năm. Cụ thể, thị trường xuất khẩu có nguy cơ giảm 30-40% so với năm trước, giá bán chịu áp lực giảm, thời gian thanh toán kéo dài, áp lực dòng tiền lớn hơn.
Liên đoàn Dệt may quốc tế (ITMF) đã thực hiện một cuộc khảo sát khoảng 700 công ty dệt may trên toàn cầu. Kết quả cho thấy, các đơn hàng trên toàn cầu giảm trung bình 31%, doanh thu trung bình năm 2020 dự báo giảm khoảng 28%... Khoảng 959 nhà máy ở Bangladesh cho biết, do Covid-19 mà lượng đơn hàng xuất khẩu may mặc, với số lượng 826,42 triệu chiếc, tương đương 2,67 tỷ USD, đã bị hoãn, hủy, đẩy nhiều doanh nghiệp vào trạng thái “sống dở chết dở”.
Với kịch bản dịch bệnh kéo dài đến hết năm 2020, ước tổng nhập khẩu dệt may thế giới chỉ đạt ngưỡng 600 - 640 tỷ USD, giảm 15-20% so với mức 755 tỷ USD của năm 2019. Dự kiến từ quý III/2021, tiêu thụ mới có khả năng hồi phục mức bình thường. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào sự kiểm soát bệnh dịch, cũng như việc mở cửa trở lại các cửa hàng tại các quốc gia nhập khẩu lớn.

-
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư -
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng -
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu -
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC -
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển -
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan -
Chứng khoán Tiên Phong có tân Chủ tịch HĐQT, đặt kế hoạch doanh thu 1.379 tỷ đồng
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower