
-
Chính thức giảm thuế nhập khẩu ô tô và một số mặt hàng từ 31/3/2025
-
Xuất cấp gần 1.454 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ nhân dân 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025
-
Hà Nội mạnh tay xử lý cán bộ chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính
-
Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy
-
Bộ Chính trị chuẩn y bà Cao Thị Hòa An làm Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng gửi Thư khen các lực lượng phá vụ bắt gần 4 kg cần sa
Một trong những hoạt động quan trọng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong khuôn khổ chuyến thăm là cuộc đối thoại giữa với đại diện các tập đoàn kinh tế lớn của Pháp, được thiết lập từ chính đề xuất của các doanh nghiệp nước này.
Để đáp lại sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp Pháp dành cho thị trường Việt Nam, tại cuộc đối thoại này, Thủ tướng sẽ đưa ra một thông điệp, khẳng định sự cam kết của Việt Nam trong việc ủng hộ, cũng như tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp Pháp đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
![]() | ||
Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp - Việt tổ chức tháng 4/2013 là sự kiện nổi bật mở đầu cho năm Pháp - Việt |
Với kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 3,2 tỷ USD năm 2012 và khoảng 1,6 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2013, Pháp đang là bạn hàng lớn thứ ba của Việt Nam tại châu Âu, sau Đức và Anh.
Trong lĩnh vực đầu tư, Việt Nam đã thu hút một lượng vốn từ Pháp, với 375 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt hơn 3,1 tỷ USD, giữ vị trí thứ hai trong các nước châu Âu đầu tư vào Việt Nam.
Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Pháp tập trung chủ yếu tại Bà Rịa - Vùng Tàu (8 dự án trị giá 1 tỷ USD), TP.HCM (110 dự án trị giá 852,7 triệu USD) và Hà Nội (71 dự án trị giá 331 triệu USD).
Trên thực tế, rất nhiều tên tuổi lớn của Pháp trong các lĩnh vực viễn thông, điện lực, dịch vụ, hàng không…, như France Telecom, EDF… đã vào Việt Nam từ khi Việt Nam mới chập chững bước vào nền kinh tế mở cửa.
Có thể kể đến hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông và FCR Vietnam (chi nhánh của France Telecom tại Việt Nam), cấp phép năm 1997, đầu tư 615 triệu USD vào lĩnh vực dịch vụ viễn thông; Dự án Nhà máy điện Phú Mỹ 2, cấp phép năm 2001, do Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF) liên kết với Nhật Bản, vốn đầu tư 480 triệu USD.
Đặc biệt, Tập đoàn Hàng không Vũ trụ châu Âu (EADS) đang khảo sát xúc tiến đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp hàng không (lắp ráp linh kiện máy bay) tại Đà Nẵng.
Cùng với việc ký kết Hiệp định Đối tác chiến lược, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai nước cũng sẽ ký hàng loạt văn kiện hợp tác liên chính phủ và thỏa thuận ghi nhớ về xúc tiến thương mại, đầu tư; đồng thời thảo luận những biện pháp thúc đẩy tất cả lĩnh vực hợp tác trọng điểm.
Chính vì vậy, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng như việc nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp được coi là dấu ấn quan trọng trong năm 2013, cũng là năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, tạo bàn đạp vững chắc, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, đầu tư vốn đã có những tăng trưởng vượt bậc thời gian qua.
Thanh Hải

-
Công nhận huyện Trực Ninh và huyện Xuân Trường thuộc tỉnh Nam Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Xuất cấp gần 1.454 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ nhân dân 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025
-
Hà Nội mạnh tay xử lý cán bộ chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính
-
Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy
-
Bộ Chính trị chuẩn y bà Cao Thị Hòa An làm Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng gửi Thư khen các lực lượng phá vụ bắt gần 4 kg cần sa -
Cảnh báo giả mạo trang facebook của Bộ Tài chính để lừa đảo -
Bộ Tài chính đã hoàn thành tổng kiểm kê tài sản công đúng tiến độ -
Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Vương quốc Bỉ -
Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh, Bình Định đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba -
Bộ Công an cử lực lượng thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ tại Myanmar