
-
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ
-
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025
-
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất
-
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội
-
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn -
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400%
Hình thức tăng vốn là phát hành cổ phiếu phổ thông trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến thời điểm 31/12/2020.
![]() |
Theo kế hoạch được thông qua tại đại hội cổ đông thường niên năm 2021, VietABank dự kiến phát hành 95 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức, theo tỷ lệ 21,35% (hay cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 21,35 cổ phiếu mới).
VietABank cho biết, mục đích tăng vốn của ngân hàng là nhằm đạt chuẩn Basel II, đẩy mạnh đầu tư công nghệ thông tin, nâng cao năng lực tài chính để tăng trưởng quy mô.
Theo bản công bố thông tin, tính đến ngày 25/6/2021, VietABank có 1.913 cổ đông và toàn bộ đều là cổ đông trong nước. Cụ thể, có hai cổ đông nhà nước chiếm 3,74% vốn điều lệ ngân hàng, 32 cổ đông tổ chức nắm giữ 32,16% vốn và 1.879 cổ đông cá nhân sở hữu 64,1%.
Trong đó, cựu Chủ tịch Hội đồng quản tị (HĐQT) VietABank ông Phương Hữu Việt là cổ đông sở hữu nhiều cổ phần nhất tại VietABank với hơn 20,2 triệu đơn vị, tương ứng với 4,55% vốn điều lệ.
Như vậy, trong đợt phát hành cổ phiếu trả cổ tức nói trên, ông Việt sẽ được nhận thêm hơn 4,3 triệu cổ phiếu mới trong đợt chia cổ tức tới. Nâng tổng lượng cổ phiếu VAB nắm giữ lên 24,5 triệu đơn vị, tương đương 441 tỷ đồng.
VietABank hiện thuộc nhóm ngân hàng có vốn điều lệ thấp hệ thống, chỉ đứng trên NCB, VietCapital Bank, Kienlongbank, Saigonbank và PGBank.
Về kết quả kinh doanh trong quý III/2021, VietABank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 126 tỷ đồng, tăng 590% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng lưu ý, lợi nhuận của ngân hàng này tăng vọt không đến từ hoạt động kinh doanh khởi sắc mà nhờ mạnh tay cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro.
Cụ thể, chi phí dự phòng rủi ro trong quý III của VietABank ở mức 140 tỷ đồng, thấp hơn 70% so với cùng kỳ. Trong khi đó, tổng thu nhập hoạt động chỉ đạt 422 tỷ đồng, giảm gần 35%.
Mảng tín dụng, cũng là nguồn thu nhập chính của VietABank, không mấy khả quan trong quý III khi chỉ thu về 351 tỷ đồng lãi thuần, giảm 37% so với quý III/2020. Bên cạnh đó, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và các hoạt động kinh doanh khác cũng ghi nhận mức giảm mạnh trên 60%.
Còn mảng dịch vụ và chứng khoán kinh doanh tuy đã thoát lỗ, song chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập hoạt động chung.
Ở mặt tích cực, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đã đem về cho ngân hàng 30,2 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của VietABank đạt 522 tỷ đồng, tăng 212,2% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 80% kế hoạch năm.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu VAB của VietABank mở phiên ngày 27/12 đứng ở mức 18.300 đồng/cổ phiếu, tăng gần 6% trong một tuân qua.

-
Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn -
FWD ra mắt sản phẩm mới với tổng quyền lợi bảo vệ có thể lên đến 400% -
Khối ngoại trở lại mua ròng, thị trường chứng khoán được kỳ vọng khởi sắc -
Cuộc chơi bắt buộc phải chiến thắng của MB và cách chinh phục 30 triệu khách hàng số -
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn -
Luật hoá Nghị quyết 42: Một hành lang, nhiều cơ hội -
Vàng thế giới tăng trước suy yếu của USD, giá SJC niêm yết 120,3 triệu đồng/lượng
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh