-
Chờ cú hích trên thị trường IPO -
Chủ tịch AFIEX (AFX) muốn tăng sở hữu lên gần 17% -
VN-Index có khả năng chinh phục mốc 1.300 điểm trong tháng 12/2024 -
Ẩn số tỷ giá USD/VND dưới thời Trump 2.0 -
VN-Index giảm phiên thứ tư liên tiếp bởi áp lực bán tháo -
Ái nữ nhà Chủ tịch PNJ dự chi gần 390 tỷ đồng mua cổ phiếu
Ttrái phiếu có kỳ hạn tối thiểu 7 năm và tối đa 10 năm với lãi suất cố định hoặc thả nổi. Thời điểm phát hành dự kiến trong quý IV/2021.
HĐQT quyết định giao cho Phó tổng giám đốc phụ trách Ban Điều hành chỉ đạo triển khai và quyết định lãi suất phát hành phù hợp với điều kiện thị trường tại thời điểm phát hành, và số lượng đợt phát hành, khối lượng và thời điểm phát hành trái phiếu cụ thể của từng đợt.
Trước đó, Vietcombank đã thông báo mua lại trước hạn gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành năm 2016. Đây là các loại trái phiếu kỳ hạn 10 năm được phát hành nhằm mục đích mở rộng nguồn vốn cho vay trung dài hạn và đa dạng hóa kênh huy động vốn của ngân hàng. Thời gian thực hiện quyền mua lại trái phiếu là trong tháng 10, 11 và 12/2021.
Tại 30/9, ngân hàng có 21.378 tỷ đồng giấy tờ có giá, tương đương cuối năm trước.
Bên cạnh đó, Vietcombank đang có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên trên 50.000 tỷ đồng. Theo đó, HĐQT Vietcombank đã phê duyệt tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ và chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2019 theo phương án đã được ĐHĐCĐ thường niên 2021 thông qua.
Cụ thể, ĐHĐCĐ 2021 của Vietcombank thông qua việc tăng vốn điều lệ lên trên 50.000 tỷ đồng thông qua 2 cấu phần.
Trong đó, cấu phần thứ nhất là tăng thêm hơn 10.000 tỷ đồng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận để lại của năm 2019 để chi trả cổ tức tỷ lệ 8%, nâng tổng vốn lên hơn 47.325 tỷ đồng.
Cấu phần thứ 2 là phát hành riêng lẻ quy mô tương đương 6,5% vốn điều lệ để tăng vốn thêm hơn 3.000 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ lên hơn 50.400 tỷ đồng. Như vậy, thời gian tới, cổ đông Vietcombank sẽ được nhận cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 8%.
Trước đó, tuần cuối tháng 9/2021, Thủ tướng đã phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank. Theo quyết định, ngân hàng sẽ được bổ sung hơn 7.600 tỷ đồng theo tờ trình của Ngân hàng Nhà nước để duy trì tỷ lệ sở hữu của Nhà nước.
Vốn bổ sung từ nguồn cổ tức cho cổ đông Nhà nước, thông qua việc Vietcombank phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ phần lợi nhuận sau thuế còn lại của năm 2019 sau trích lập các quỹ, chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Ngân hàng Nhà nước đang sở hữu 74,8% vốn Vietcombank, đến cuối năm 2020.
Trong quý III/2021, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt 5.738 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ và là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong quý III năm nay.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận của Vietcombank đạt 19.311 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái với sự tăng trưởng tích cực ở hầu hết các mảng kinh doanh.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần 9 tháng đầu năm của Vietcombank đạt 31.605 tỷ đồng, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2020. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 41,1% đạt 4.993 tỷ đồng. Lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 8% đạt 3.202 tỷ.
Hoạt động mua bán chứng khoán có lãi 118 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ bị lỗ 14,5 tỷ đồng. Ngoài ra, lãi từ hoạt động khác đạt 1.823 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi tổng thu nhập hoạt động của Vietcombank, tăng 21% đạt hơn 41.800 tỷ đồng, thì chi phí hoạt động 9 tháng đầu năm là 14.518 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập giảm từ 36,4% xuống 34,7%.
Vietcombank tăng chi phí dự phòng lên 8.012 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng 33% so với 9 tháng đầu năm 2020. Theo đó, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2021 là 19.311 tỷ đồng. Lãi sau thuế là 15.471 tỷ đồng.
Tại ngày 30/9/2021, tổng tài sản của Vietcombank đạt hơn 1,38 triệu tỷ đồng, tăng 4,4% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 11,5% đạt 936.343 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 7,4% đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng.
Nhưng đáng lưu ý, nợ xấu của Vietcombank tăng gấp đôi trong 9 tháng đầu năm 2021 lên 10.884 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng mạnh nhất, gấp 14 lần so cùng kỳ lên 3.122 tỷ đồng.
Ngoài ra, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn và phải trích 100% dự phòng) tăng 44,8% lên 6.279 tỷ đồng. Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 122% lên 1.483 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 0,62% lên 1,16% đến cuối tháng 9/2021.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu VCB của Vietcombank đạt mức 97.500 đồng/cổ phiếu chốt phiên ngày 5/11, giảm nhẹ trong tuần qua.
-
VN-Index giảm phiên thứ tư liên tiếp bởi áp lực bán tháo -
Ái nữ nhà Chủ tịch PNJ dự chi gần 390 tỷ đồng mua cổ phiếu -
Citi Bank: Kinh tế Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa cho tăng trưởng -
Hơn 3,1 tỷ cổ phiếu Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) được chấp thuận niêm yết trên HoSE -
Rất ít trái chủ thu hồi được vốn nhờ thanh lý tài sản thế chấp -
Đầu tư năm 2025: Cổ phiếu, trái phiếu hay các tài sản khác? -
Chuyên gia VNDirect nói về rủi ro lạm phát Mỹ ở nhiệm kỳ mới của Trump
-
1 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 5: Kim chỉ nam cho mũi đột phá hạ tầng giao thông -
2 Bất động sản 2025 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn năm 2024; Người trúng đấu giá lô đất 262 triệu đồng/m2 đã nộp nửa tiền -
3 Nhà ở xã hội bắt đầu ra hàng -
4 Chuẩn bị chuyển giao bắt buộc tiếp 2 ngân hàng yếu; lãi suất tiếp tục tăng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/12
- 200 cửa hàng Jollibee - Hành trình lan tỏa niềm vui đến người tiêu dùng Việt Nam
- Taseco thông báo chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (kỳ 3)
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự xếp hạng 55 trong “Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam năm 2024”
- Trung tâm hỗ trợ K-seafood: Nâng tầm thủy sản Hàn Quốc ra thế giới
- Tôn Nam Kim - Top 10 Nơi làm việc tốt nhất ngành vật liệu xây dựng năm 2024
- Đồng hành phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành quản lý đô thị