
-
CEO BSC hé lộ lợi thế khi kết nối KRX, dự cảm thị trường gần mốc nâng hạng
-
Sửa đổi quy định đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán, sẵn sàng cho KRX vận hành
-
Dự báo các cổ phiếu ngân hàng có thể bị bán mạnh bởi ETF
-
TCBS báo lãi 1.310 tỷ đồng trong quý I/2025
-
Điều chỉnh định giá thị trường chứng khoán -
ĐHĐCĐ Khải Hoàn Land: Năm 2025 là “năm bản lề” đón chu kỳ tăng trưởng mới
![]() |
Số lượng trái phiếu phát hành ra công chúng năm 2020 của Vietinbank lên tới 10.000 tỷ đồng |
Kế hoạch phát hành trái phiếu ra công chúng của VietinBank là 10.000 tỷ đồng theo mệnh giá. Trong đó, giá trị phát hành đợt 1 là 7 nghìn tỷ đồng, đợt 2 sẽ thực hiện phát hành thêm 3.000 tỷ đồng.
Trái phiếu đợt 2 có 2 loại, một loại đáo hạn năm 2028 và một loại đáo hạn năm 2030. Mỗi loại trái phiếu dự kiến phát hành 15 triệu trái phiếu mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu. Tương ứng với tổng mệnh giá là 1.500 tỷ cho từng loại.
Kỳ trả lãi trái phiếu dự kiến là 1 năm 1 lần vào ngày tròn năm so với ngày phát hành. Trái phiếu 2028 có lãi suất bằng lãi suất tham chiếu cộng 0,9%/năm còn trái phiếu 2030 có lãi suất bằng lãi suất tham chiếu cộng 1%/năm.
Lãi suất tham chiếu là lãi suât bình quân tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng đồng Việt Nam, trả sau, kỳ hạn 12 tháng (hoặc lãi suất kỳ hạn tương đương) được công bố trên trang điện tử chính thức của 4 ngân hàng thương mại lớn.
Đó là Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) và Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank).
Mục đích huy động vốn để tăng quy mô vốn hoạt động cho tổ chức phát hành và thực hiện cho vay nền kinh tế, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Số lượng trái phiếu mua tối thiểu là 10 triệu đồng tính theo mệnh giá. Để tránh hiểu lầm, nhà đầu tư chỉ được mua số liệu trái phiếu tối thiểu là 100 trái phiếu hoặc bội số của 100 trái phiếu.
Tính đến 30/6/2020, tổng nguồn vốn huy động của VietinBank là 1.078,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% so với thời điểm đầu năm.
Trong đó, tiền gửi khách hàng tăng 2,3%, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác tăng 3,87%, số dư phát hành giấy tờ có giá giảm 10,16% so với đầu năm.
Tổng dư nợ cho vay tại 30/6/2020 là gần 941,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó nợ ngắn hạn là 545,4 nghìn tỷ đồng, nợ dài hạn là 337,9 nghìn tỷ đồng, còn lại là nợ trung hạn.
Tính theo chất lượng nợ thì nợ đủ tiêu chuẩn là gần 919,64 nghìn tỷ. Nợ cần chú ý là 5.876 tỷ đồng, nợ dưới tiêu chuẩn là 7.156 tỷ đồng, nợ nghi ngờ là 2.853 tỷ đồng, còn lại là nợ có khả năng mất vốn.

-
TCBS báo lãi 1.310 tỷ đồng trong quý I/2025 -
Điều chỉnh định giá thị trường chứng khoán -
ĐHĐCĐ Khải Hoàn Land: Năm 2025 là “năm bản lề” đón chu kỳ tăng trưởng mới -
Sắc đỏ áp đảo, VN-Index giảm gần 14 điểm -
Đã có hướng dẫn tiêu chí xác định đơn vị được kiểm toán là doanh nghiệp có quy mô lớn -
Quỹ ngoại bất ngờ thành cổ đông lớn của Công ty chứng khoán APG -
DigiFinance hợp tác cùng VCBF: Trải nghiệm đầu tư quỹ tiện lợi trên nền tảng số
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa