Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 21 tháng 11 năm 2024,
Vietnam Airlines dẫn đầu Top Công ty uy tín ngành Vận tải và Logistics năm 2018
Quang Hưng - 28/12/2018 19:25
 
Ngày 28/12/2018, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Vận tải và Logistics năm 2018.
.
Danh sách Top 10 Công ty uy tín ngành Vận tải và Logistics năm 2018 - Nhóm Vận tải

Theo đó, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) dẫn đầu Top 10 Công ty uy tín ngành Vận tải và Logistics năm 2018. Tiếp theo là các đơn vị: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Công ty cổ phần dịch vụ Cáp treo Bà Nà, Công ty CP Vinalines Logistics – Việt Nam, Tổng công ty Vận tải Hà Nội, Công ty cổ phần Âu Lạc, Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam, Tổng công ty Vận tải thủy Petrolimex, Công ty TNHH MTV Tiếp vận Gemadept và Công ty cổ phần xe khách Phương Trang.

Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất (tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn); (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát các chuyên gia trong ngành và Khảo sát doanh nghiệp được thực hiện trong tháng 12/2018 về quy mô vốn, thị trường, lao động, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm 2019…

.
Danh sách Top 10 Công ty uy tín ngành Vận tải và Logistics năm 2018 - Nhóm Giao nhận và Kho bãi

Theo công bố mới đây của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang xếp ở vị trí 39 với điểm số LPI (Logistics performance index - chỉ số năng lực quốc gia về Logistics) được cải thiện đáng kể: 3.27, xếp thứ 3 trong khối ASEAN (sau Singapore vị trí 7 và Thái Lan vị trí 32) bảng xếp hạng hoạt động Logistics 2018, được đánh giá là có hiệu suất dịch vụ logistics tốt hơn hẳn các thị trường có mức thu nhập tương đương.

Cụ thể, Việt Nam hiện đang có nhiều lợi thế để phát triển ngành vận tải và logistics: Trao đổi thương mại toàn cầu gia tăng cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc ký kết thành công các Hiệp định tự do thương mại; Vị trí địa lý thích hợp để xây dựng các trung tâm trung chuyển của khu vực Đông Nam Á; Cơ sở hạ tầng: kho bãi, đường cao tốc, cảng biển, cảng hàng không… được cải thiện. Bộ Công thương đánh giá năm 2018 ngành logistics có mức độ tăng khoảng 12-14%. Số lượng các doanh nghiệp vận tải và logistics hiện nay là 3.000 doanh nghiệp, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không…, cho thấy cơ hội để ngành vận tải và logistics Việt Nam phát triển hơn nữa là rất lớn. Sự phát triển của ngành vận tải và logistics đồng thời sẽ tạo điều kiện để Việt Nam nhanh chóng trở thành một trung tâm sản xuất mới trong khu vực có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc.

Các doanh nghiệp trong ngành cũng thể hiện niềm tin tăng trưởng khi có đến hơn 73% doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng, toàn ngành vận tải và logistics Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng trên hai con số, gần 27% dự đoán đạt mức dưới 10% trong năm 2019, và không doanh nghiệp nào dự báo "không thay đổi" hay "xấu hơn năm 2018".

Vietnam Airlines cán mốc lợi nhuận trước thuế 1.960 tỷ đồng trong năm 2018
Bất chấp giá nhiên liệu bay và tỷ giá biến động theo bất lợi nhưng Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP vẫn cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kinh...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư