-
Đề xuất nâng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.251 tỷ đồng -
Đổi mới sáng tạo - Bí quyết dẫn đầu của Suntory PepsiCo Việt Nam -
Giữ chân khách hàng cũ - biện pháp “tăng thu, giảm chi” hiệu quả -
Thương nhân đầu mối phải báo cáo định kỳ về triển khai kinh doanh xăng E5RON92 -
Tăng thuế xuất khẩu thêm 5% với 13 mặt hàng từ đầu năm 2025
SCIC ghi nhận mức lợi nhuận cao nhất kể từ khi thành lập
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh năm 2024 và đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt hoạt động.
Năm 2024, SCIC nộp ngân sách nhà nước ước đạt 11.117 tỷ đồng, bằng 167% kế hoạch năm. |
Cụ thể, tổng doanh thu lũy kế ước đạt 10.447 tỷ đồng, bằng 118% so với kế hoạch năm 2024 và bằng 151% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, doanh thu cổ tức ước đạt 8.977 tỷ đồng, bằng 156% kế hoạch 2024; doanh thu tài chính ước đạt 1.026 tỷ đồng, bằng 110% so với kế hoạch năm 2024; SCIC hoàn thành bán vốn tại 6 doanh nghiệp, ghi nhận doanh thu đạt 435 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế ước đạt 11.140 tỷ đồng, bằng 166% kế hoạch năm 2024. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 10.707 tỷ đồng bằng 164% kế hoạch năm 2024 và bằng 167% so với cùng kỳ năm 2023. Nộp ngân sách nhà nước ước đạt 11.117 tỷ đồng, bằng 167% kế hoạch năm.
Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất mà Tổng công ty đạt được kể từ khi thành lập, góp phần hoàn thành 5/6 chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) theo đúng Kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển giai đoạn 2021 – 2025.
Về công tác tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong năm 2024, SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Công ty cổ phần Xây lắp điện Quảng Nam với vốn nhà nước là 5,4 tỷ đồng trên vốn điều lệ là 27 tỷ đồng.
Hiện tại, SCIC đang trung triển khai công tác quản trị, tái cơ cấu tại các tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn, phức tạp như Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS), Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 (Dự án Tisco 2) của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco), Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (VTM), Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines)…
Chấm dứt 4 năm thua lỗ liên tiếp, Vietnam Airlines ước lãi kỷ lục hơn 7.300 tỷ đồng
Doanh thu hợp nhất của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) ước đạt 114.741 tỷ đồng trong năm 2024, tăng 23% so với năm trước. Đặc biệt, hãng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 7.324 tỷ đồng - mức cao nhất trong lịch sử và đánh dấu sự chấm dứt của 4 năm thua lỗ liên tiếp.
Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu 95.600 tỷ đồng trong năm 2025 |
Trong năm qua, hãng đã vận chuyển 22,7 triệu lượt khách, tăng 8% so với năm 2023. Đáng chú ý, mảng vận chuyển hàng hóa đạt 314,700 tấn, tăng mạnh 40% so với cùng kỳ.
Bước sang năm 2025, Vietnam Airlines đặt mục tiêu thận trọng hơn với kế hoạch doanh thu 95.600 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.176 tỷ đồng, giảm lần lượt 17% và 70% so với ước tính năm 2024. Hãng dự kiến vận chuyển 25,4 triệu lượt khách và 336.300 tấn hàng hóa.
Mới đây, Quốc hội đã thông qua phương án tăng vốn 22.000 tỷ đồng cho Vietnam Airlines, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, SCIC sẽ đại diện Chính phủ mua 9.000 tỷ đồng cổ phiếu. Giai đoạn hai có quy mô tối đa 13.000 tỷ đồng, với việc Nhà nước chuyển giao quyền mua cổ phần cho doanh nghiệp.
Để thảo luận về kế hoạch này, Vietnam Airlines sẽ tổ chức cuộc họp bất thường vào ngày 21/01/2025.
Pacific Airlines - công ty con của Vietnam Airlines - cũng nhận được hỗ trợ khi được xóa tiền phạt chậm nộp thuế đến hết năm 2024. Tuy nhiên, từ năm 2025, hãng bay giá rẻ này sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thuế.
Kiểm toán Nhà nước sẽ giám sát chặt chẽ việc quản lý và sử dụng vốn tại Vietnam Airlines trong giai đoạn 2024-2025.
PVN vượt mốc 1 triệu tỷ đồng doanh thu
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa công bố số liệu ước đạt trong năm 2024. Theo đó, PVN có năm thứ 3 liên tiếp phá kỷ lục doanh thu toàn Tập đoàn, vượt mốc 1 triệu tỷ đồng trong năm 2024.
Theo ông Lê Ngọc Sơn, Tổng giám đốc PVN, hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn năm 2024 duy trì ổn định. Kết quả đạt được là toàn diện trên tất cả chỉ tiêu trọng yếu như sản xuất xăng dầu, điện, phân bón… đều tăng trưởng khá so với cùng kỳ 2023.
Các chỉ tiêu về tài chính của PVN đều hoàn thành vượt mức từ 34% đến gấp 3,4 lần kế hoạch năm 2024 |
Ông Sơn cho biết các chỉ tiêu sản xuất trọng yếu PVN đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch năm từ 6-24%, về đích trước từ 22 ngày đến trên 80 ngày. So với năm 2023, PVN có 4 chỉ tiêu sản xuất trọng yếu tăng trưởng, gồm: Sản xuất urea tăng 4,6%; sản xuất điện tăng 25,8%; sản xuất xăng dầu (bao gồm cả nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn - NSRP) tăng 6,7%; sản xuất NPK tăng 19,5%.
Các chỉ tiêu về tài chính cũng hoàn thành vượt mức từ 34% đến gấp 3,4 lần kế hoạch năm, về đích trước từ 3-7 tháng và tăng trưởng cao so với năm 2023. Trong đó, doanh thu Tập đoàn năm 2024 vược mốc 1 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với thời kỳ trước COVID-19, và cao hơn năm trước 6%, còn doanh thu hợp nhất cũng tăng trưởng 9%. Con số 1 triệu tỷ đồng tương đương 9% GDP cả nước. Chỉ tiêu nộp Ngân sách cũng tăng 9%.
PVN cũng đã tiến vào lĩnh vực công nghiệp năng lượng điện gió ngoài khơi, tham gia chuỗi năng lượng toàn cầu, mở ra không gian phát triển mới trong năm 2024.
Tính đến 30/11/2024, PVN có vốn góp tại 27 doanh nghiệp (gồm 2 đơn vị là Công ty TNHH MTV do Tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ; 12 CTCP góp vốn chi phối; 13 công ty liên doanh, liên kết), 14 đơn vị trực thuộc, 18 ban chuyên môn. Việc quản lý các doanh nghiệp này được thực hiện chủ yếu thông qua 259 cán bộ quản lý.
Tổng doanh thu VNPT năm 2024 ước đạt 58.540 tỷ đồng
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) ước tổng doanh thu cả năm đạt 58.540 tỷ đồng, trong đó doanh thu công ty mẹ đạt 41.995
Trong bối cảnh thách thức khó khăn, VNPT sẽ tiếp tục tăng cường năng lực cho hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin theo hướng cập nhật công nghệ mới như trí thông minh nhân tạo (AI) tạo sinh, IoT, Cloud, 5G… và đặc biệt là an toàn thông tin.
VNPT đã công bố chính thức cung cấp dịch vụ VinaPhone 5G, hoạt động trên băng tần 3.700 – 3.800 MHz. |
Năm 2024, dung lượng kết nối Internet quốc tế của VNPT tăng 20%, mạng truyền dẫn trục, liên tỉnh của VNPT tăng 20%, Internet cáp quang tới 100% xã, phường và 96% số thôn, bản trên toàn quốc.
Bên cạnh việc tiếp tục nâng cao năng lực cho mạng 4G, VNPT đã chính thức khai trương dịch vụ VinaPhone 5G. Đến nay, Vinaphone 5G đã hiện diện phủ sóng tại 63 tỉnh thành trên cả nước.
Năm 2024, VNPT đã và đang tìm kiếm các sản phẩm mới, thúc đẩy các nguồn doanh thu từ các không gian tăng trưởng mới. Lĩnh vực an toàn thông tin tăng trưởng 58% so với cùng kỳ; lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tăng 60%. Với việc triển khai quyết liệt chương trình chuyển đổi thuê bao 2G, VNPT cũng là nhà mạng có số thuê bao 2G còn lại ít nhất, tỷ lệ thuê bao chuyển đổi đạt 94%.
Trong khuôn khổ Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2025, VNPT đã công bố chính thức cung cấp dịch vụ VinaPhone 5G, hoạt động trên băng tần 3.700 – 3.800 MHz. Với lợi thế băng thông lớn, độ trễ thấp, VinaPhone 5G mang đến tốc độ internet nhanh nhất Việt Nam, tốc độ thương mại thực tế có thể lên đến 1,5 Gbps, gấp 10-20 lần 4G.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam lãi hơn 3.700 tỷ đồng
Ông Lê Thanh Hưng, Tổng giám đốc VRG cho biết, dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) tiếp tục phát triển ổn định, bền vững, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.
VRG có 81.000 lao động, với mức thu nhập bình quân trên 11 triệu đồng/người/tháng năm 2024 |
VRG đã đạt hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh so với kế hoạch giao, duy trì việc làm và thu nhập ổn định cho trên 81.000 lao động, với mức thu nhập bình quân trên 11 triệu đồng/người/tháng.
Theo đó, doanh thu hợp nhất cả năm 2024 của VRG ước đạt 26.307 tỷ đồng, bằng 105,2% kế hoạch và tăng 6,5% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất ước đạt 3.746 tỷ đồng, bằng 109% kế hoạch và cao hơn 11% so với năm 2023. Dự kiến nộp ngân sách năm 2024 toàn Tập đoàn là 6.100 tỷ đồng, cao hơn kế hoạch tới 54%
Năm 2024, VRG đã tiên phong và điển hình trong hoạt động tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ngành cao su, Tập đoàn đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi xanh bao trùm và tuần hoàn, đảm bảo tính bền vững trong toàn bộ chuỗi cung ứng, chung tay vì môi trường, thân thiện và tích cực đóng góp cho xã hội, cộng đồng.
VRG đã có 34 công ty thành viên xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho tổng diện tích 286.901 ha; trong đó, 18 công ty được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo VFCS/PEFC với diện tích 215.624 ha. Trong đó, 17 công ty đã được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn VFCS/PEFC-FM cho tổng diện tích khoảng 120.610 ha cao su. 38 nhà máy chế biến cao su thiên nhiên, chế biến gỗ và sản phẩm công nghiệp cao su đạt PEFC-CoC về chuỗi hành trình sản phẩm.
Các chỉ tiêu lợi nhuận của TKV vượt kế hoạch
Năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, linh hoạt và quyết liệt.
Doanh thu năm 2024 toàn Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ước đạt 167,23 ngàn tỷ đồng |
Kết quả thực hiện hầu hết các chỉ tiêu về sản lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ, doanh thu; đặc biệt các chỉ tiêu lợi nhuận, tiền lương và chế độ của người lao động, các chỉ tiêu tài chính đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch.
Doanh thu toàn tập đoàn ước đạt 167,23 ngàn tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước trên 25,5 ngàn tỷ đồng; tiền lương bình quân toàn Tập đoàn ước đạt 17,5 triệu đồng/người/tháng, bằng 106,6% kế hoạch. Trong đó sản xuất than đạt 18,4 triệu đồng/người/tháng, bằng 107,9% kế hoạch.
Kế hoạch 2025, TKV phấn đấu sản xuất trên 3,8 triệu tấn than nhập khẩu; tiêu thụ 50 triệu tấn; nhập khẩu 13,2 triệu tấn; tổng doanh thu 172.795 tỷ đồng; lợi nhuận trên 3,4 ngàn tỷ đồng; tiền lương bình quân trên 17,5 triệu đồng/người/tháng.
MobiFone vượt mức kế hoạch cả lợi nhuận và nộp ngân sách
Hai chỉ tiêu quan trọng nhất năm 2024 là lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước đều đã được Tổng công ty Viễn thông MobiFone hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
Trong đó, lợi nhuận trước thuế ước vượt 20,1% kế hoạch, nộp ngân sách nhà nước vượt 56,7% kế hoạch được giao.
Dấu ấn nổi bật nhất năm 2024 của Tổng công ty Viễn thông MobiFone là quyết định nâng cấp chuyển đổi công nghệ 5G |
Cả hai chỉ tiêu trên đều đã có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023, thể hiện những nỗ lực không ngừng nghỉ của Tổng công ty trong việc chặn đứng đà đi xuống, từng bước hồi phục và đi lên giữa bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn.
Lĩnh vực dịch vụ số của MobiFone cũng chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của rất nhiều sản phẩm, dịch vụ. Nổi bật trong đó là nền tảng MobiFone Meet tăng trưởng 1050%, dịch vụ Cloud tăng 312%, dịch vụ mobiAgri tăng 49% và MobiFone invoice tăng 58%.
Dấu ấn nổi bật nhất năm 2024 của Tổng công ty Viễn thông MobiFone là quyết định nâng cấp chuyển đổi công nghệ 5G.
Hiện tại, MobiFone đã hoàn thành xây dựng phương án tổng thể chuyển đổi nâng cấp công nghệ 5G bao gồm phương án kinh doanh – kỹ thuật – đầu tư – truyền thông – nhân sự và đạo tạo.
Tập đoàn đang triển khai các thủ tục đầu tư để phát sóng hơn 3.100 trạm 5G đảm bảo vùng phủ sóng 5G tại các thị trường trọng điểm và đảm bảo cung cấp dịch vụ mạng 5G tại 63 tỉnh thành. Song song đó, MobiFone cũng triển khai lộ trình tắt sóng 2G và dịch chuyển thuê bao sang mạng 3G/4G. Tính đến thời điểm hiện tại MobiFone đã tắt hơn 10.000 trạm 2G, chiếm gần 50% số trạm 2G trên mạng lưới.
ACV đạt doanh thu hơn 21.000 tỷ đồng trong năm 2024
Tổng kết năm 2024, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, tổng hành khách thông qua các cảng hàng không trực thuộc ACV đạt 109 triệu khách, trong đó, khách quốc tế là 41 triệu khách, khách quốc nội là 68 triệu khách. Tổng hàng hóa bưu kiện thông qua các cảng là 1.505 nghìn tấn. Tổng hạ cất cánh đạt là 663 nghìn lượt chuyến.
Tổng doanh thu năm 2024 của ACV đạt 21.466 tỷ đồng, tương đương 106% kế hoạch năm |
Tổng doanh thu năm 2024 của ACV đạt 21.466 tỷ đồng, tương đương 106% kế hoạch năm, tăng 8% so với năm 2023. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 11.981 tỷ đồng, tương đương 128% kế hoạch năm, tăng 35% so với năm 2023.
Các chỉ số tài chính được duy trì lành mạnh, đảm bảo tăng trưởng và phát triển vốn chủ sở hữu của Nhà nước tại ACV. Nộp ngân sách nhà nước đạt 4.489 tỷ đồng.
Về thực hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng hàng không, đối với Dự án thành phần 3 – Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tiến độ thực hiện các hạng mục của dự án bám sát theo đúng chỉ đạo của của Chính phủ. Dự kiến, toàn bộ phần thô công trường sẽ hoàn thành trong năm 2025.
Trong năm 2024, ACV đã ký kết hợp đồng với Liên danh Incheon Airport để cung cấp dịch vụ “Tư vấn quản lý, khai thác Cảng hàng không quốc tế Long Thành”. Đây là một bước quan trọng góp phần đảm bảo mục tiêu chuẩn bị và sẵn sàng chuyển giao khai thác đưa Cảng hàng không quốc tế Long Thành vận hành một cách thông suốt, an toàn ngay từ ngày đầu đưa vào khai thác.
Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đang được ACV cùng các đơn vị quyết tâm phấn đấu đưa công trình về đích vào đúng dịp 30/4/2025 (rút ngắn 2 tháng so với hợp đồng), kỷ niệm 50 năm ngày ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
ACV đang tiếp tục triển khai các bước chuẩn bị đầu tư cho các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải như: Dự án Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Cát Bi; Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không Đồng Hới; Dự án mở rộng nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
(1) Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước;
(2) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
(3) Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
(4) Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam;
(5) Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;
(6) Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam;
(7) Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam;
(8) Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;
(9) Tổng công ty Viễn thông MobiFone;
(10) Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam;
(11) Tổng công ty Hàng không Việt Nam;
(12) Tổng công ty Hàng hải Việt Nam;
(13) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
(14) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam;
(15) Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam;
(16) Tổng công ty Cà phê Việt Nam;
(17) Tổng công ty Lương thực miền Nam;
(18) Tổng công ty Lương thực miền Bắc;
(19) Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam;
-
Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
Tập đoàn Khang Điền vinh dự góp mặt trong "Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024" -
Ngành Hải quan áp lực thu ngân sách xuất nhập khẩu trong năm 2025 -
Thương nhân đầu mối phải báo cáo định kỳ về triển khai kinh doanh xăng E5RON92 -
Tăng thuế xuất khẩu thêm 5% với 13 mặt hàng từ đầu năm 2025 -
AMATA City Long Thành: Kết nối hoàn hảo, phát triển bền vững - biểu tượng của tương lai -
Xi măng Xuân Thành lần thứ 4 được vinh danh giải thưởng Sao Vàng đất Việt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/12 -
2 Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư -
3 Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
4 Đề xuất 2.545 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 14B; Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc 25.058 tỷ đồng -
5 Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành 83%, khai thác dịp 30/4/2025
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion