
-
EVNGENCO1 với mục tiêu doanh nghiệp số
-
Nhìn lại thị trường thương mại điện tử 2022: Năm bước ngoặt cho tăng trưởng bền vững
-
Hành trình của "những người hùng số"
-
ABB tiên phong hợp tác cùng các trường đại học hàng đầu Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
-
Ban hành Bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cơ sở giáo dục đại học -
Kinh tế số đóng góp 17% vào tăng trưởng GRDP của Đà Nẵng
![]() |
Đại diện lãnh đạo Vietnam Post thực hiện bấm nút khởi động chương trình Ra quân phát triển kinh tế số tỉnh Lạng Sơn |
Mùa na năm nay, tỉnh Lạng Sơn dự kiến sản lượng thu hoạch sẽ lên tới 20.000 tấn. Nhằm kết nối nông dân với người tiêu dùng qua phương thức mới, tỉnh Lạng Sơn đã chủ động triển khai nhiều hình thức xúc tiến thương mại. Một trong những cách thức tiêu thụ đáng chú ý của tỉnh là đẩy mạnh việc tiêu thụ na thông qua sàn thương mại điện tử Postmart.vn.
Để chuẩn bị cho việc tiêu thụ na Chi Lăng qua sàn thương mại điện tử, ngay từ cuối tháng 6/2021, các nhân viên của Vietnam Post đã tới 950 hộ gia đình trồng, tiêu thụ na tại huyện Chi Lăng để hướng dẫn người dân làm quen với cách làm mới, phương thức kinh doanh mới trên không gian mạng.
Đặc biệt, để đảm bảo chất lượng đầu vào nhà cung cấp, mang tới khách hàng những trái na thơm ngon nhất, Vietnam Post đã đẩy mạnh việc kiểm soát về mặt thương hiệu, sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Với công nghệ truy xuất nguồn gốc của iCheck các mặt hàng nông sản bán trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn đều có thông tin đầy đủ về nguồn gốc xuất xứ, công khai thông tin quá trình nuôi trồng, chế biến, đóng gói... giúp người tiêu dùng tiếp cận thông tin chính xác về sản phẩm.
Khác với nhiều loại quả, na sẽ gặp áp lực về thời vụ thu hái và khó bảo quản khi chín, Vietnam Post đã cử chuyên gia giám sát để lắp ráp dây chuyền, ứng dụng công nghệ sấy khô để giúp nông dân đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ na.
Ông Phan Trọng Lê, Trưởng ban Nghiên cứu Phát triển và Thương hiệu Vietnam Post cho biết, Vietnam Post đã triển khai hệ thống cửa hàng số với những thiết kế riêng, phù hợp, giúp bà con nông dân tỉnh Lạng Sơn có thể dễ dàng tiếp cận với việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Bên cạnh đó, nhân viên bưu điện cũng phối hợp với chính quyền địa phương, Sở Thông tin và Truyền thông Lạng Sơn tổ chức những buổi đào tạo để người dân có thể tiếp cận với kinh tế số. Sau đó, hướng dẫn các hộ gia đình mở cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử, xây dựng quy trình nhận, vận chuyển cho các hộ khi phát sinh đơn hàng và phát triển người mua sản phẩm nông sản Lạng Sơn trong và ngoài tỉnh.
“Hai tuần thử nghiệm đầu tiên hồi giữa tháng 6/2021, bà con Chi Lăng đã rất hào hứng với việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử. Chỉ từ ngày 18/6/2021 đến 2/7/2021 đã có hơn 700 hộ gia đình mở gian hàng trên sàn Postmart.vn, đạt 43% tổng số hộ gia đình trên địa bàn. Hiên tại số hộ gia đình tại Chi Lăng mở gian hàng đã lên tới 950 hộ. Từ nay đến tháng 9/2021, chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức hỗ trợ bà con nông dân tập trung phát triển kinh tế số trên địa bàn 5 huyện gồm Chi Lăng, Hữu Lũng, Tràng Định, Bắc Sơn và Văn Quan”, ông Phan Trọng Lê chia sẻ.
![]() |
Nhân viên bưu điện hướng dẫn người dân huyện Chi Lăng đưa sản phẩm lên sàn Postmart.vn |
Theo ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là xu thế toàn cầu, là quá trình không thể đảo ngược, giúp tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế. Kinh tế số cũng giúp tăng trưởng bền vững, tăng trưởng bao trùm, vì sử dụng công nghệ, tri thức hơn là tài nguyên, chi phí tham gia kinh tế số thấp hơn nên tạo ra nhiều cơ hội cho người dân hơn.
Phát huy thế mạnh sẵn có về mạng lưới phủ rộng đến từng thôn, bản với 13.000 điểm phục vụ trên toàn quốc và hệ sinh thái số, nền tảng thanh toán điện tử PostPay, các ứng dụng quản lý và tạo đơn hàng,hệ thống logistic chuyên nghiệp... Vietnam Post sẽ ứng dụng công nghệ số vào hỗ trợ nông dân Lạng Sơn tiêu thụ nông sản nhằm góp phần giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Nông dân Lạng Sơn không chỉ dễ dàng tiếp cận với việc bán hàng trực tuyến, tự mở cửa hàng và giới thiệu sản phẩm thông qua các công cụ số, mà còn nâng cao giá trị và cơ hội mở rộng thị trường, góp phần phát triển kinh tế số tại địa phương.
Ông Phan Thảo Nguyên, Thành viên HĐTV Vietnam Postnhấn mạnh, xác định mục tiêu tạo ra hệ sinh thái số hoàn chỉnh, tham gia sâu rộng hơn quá trình chuyển đổi số của tỉnh, Vietnam Post cam kết sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương đẩy nhanh quá trình số hóa kinh tế Lạng Sơn cũng như thay đổi nhận thức của người dân.
“Bước đầu là quả na tại Chi Lăng, ngay sau đây sẽ là nhiều nông sản đặc sản khác của xứ Lạng sẽ được đưa lên Postmart. Đặc biệt, thông qua các nền tảng số, Vietnam Post mà đại diện là Bưu điện Lạng Sơn sẽ tiếp tục các chương trình đào tạo, hướng dẫn người dân thực hiện chuyển đổi và phát triển kinh tế số”, ông Phan Thảo Nguyên cho biết.

-
Hành trình của "những người hùng số" -
ABB tiên phong hợp tác cùng các trường đại học hàng đầu Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực -
Thách thức về tư duy, môi trường pháp lý trong kinh tế số -
Hải Phòng ưu tiên nguồn lực tạo chuyển biến mạnh mẽ về chuyển đổi số năm 2023 -
Ban hành Bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cơ sở giáo dục đại học -
Kinh tế số đóng góp 17% vào tăng trưởng GRDP của Đà Nẵng -
Doanh nghiệp tăng lựa chọn bán hàng đa kênh
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao
-
PTSC khẳng định vị thế doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu khu vực
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)
-
Hỗ trợ thể chất toàn diện cho nhân viên tại Tapestry
-
Techcombank thông báo về việc Đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 56