Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 15 tháng 08 năm 2024,
Viettel bất ngờ đề xuất giảm cước di động ngoại mạng
Thành Tuyên - 08/07/2014 07:12
 
Tại hội nghị tổng kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm tại Bộ Thông tin & Truyền thông vừa qua, lãnh đạo Viettel đã đưa ra đề xuất giảm giá cước đối với cuộc gọi nội mạng đồng thời giữ nguyên giá cước sử dụng 3G. Đây được cho là động thái nhằm kích thích sử dụng sản phẩm.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Viettel, FPT làm khách VIP của Hải quan
Chưa có quyết định "khai tử" Trung tâm bóng đá Viettel
Viettel và Ericsson hợp tác làm truyền hình cáp
Rời mẹ VNPT, MobiFone sẽ thành Viettel thứ hai?
Thị trường OTT Việt: Cuộc đua song mã Zalo - Viber?
Sẽ giữ nguyên giá cước 3G đồng thời giám cước gọi nội mạng

Tại Hội nghị tổng kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm tại Bộ Thông tin & Truyền thông, ông Hoàng Sơn, Phó tổng giám đốc Viettel, kiến nghị Bộ cho phép nhà mạng này giảm giá cước di động ngoại mạng xuống mức ngang bằng với cước gọi nội mạng.

Ông Hoàng Sơn đề xuất xin được giảm giá cước thoại với mong muốn muốn kích thích tiêu dùng và hỗ trợ khách hàng sử dụng trong điều kiện hoàn cảnh kinh tế hiện nay. 

“Viettel đề nghị Bộ cho phép sử dụng một  đơn giá cước, tức là một mức giá cước đối với gọi nội mạng và ngoại mạng. Đương nhiên cuộc gọi nội mạng rất nhiều và ngoại mạng rất ít. Do đó việc áp dụng cùng một đơn giá sẽ thuận lợi cho khách hàng, vì họ sẽ không còn phải nghĩ trong đầu gọi nội mạng giá bao nhiêu và ngoại mạng giá bao nhiêu”, ông Sơn phân tích.

Lãnh đạo Viettel cho hay, động thái này nhằm khuyến khích tiêu dùng và hỗ trợ khách hàng tốt hơn trong việc sử dụng dịch vụ di động. Hiện cước ngoại mạng cao hơn 12,6% so với nội mạng. Nếu đề xuất giảm cước được chấp thuận, trước mắt Viettel sẽ giảm khoảng 77 tỷ đồng doanh thu mỗi tháng, "nhưng về lâu dài sẽ tăng được doanh thu cho nhà mạng nhờ kích cầu".

Đây cũng được xem là giải pháp trước xu hướng dịch vụ thoại giảm và nhu cầu sử dụng dữ liệu (Internet di động - 2G/3G) tăng mạnh. Ngoài ra, các ứng dụng gọi điện, nhắn tin miễn phí qua Internet (OTT) vẫn tạo nhiều sức ép lên doanh nghiệp viễn thông cũng như "miếng bánh" thoại. 

Đại diện Viettel cho rằng thà doanh thu giảm, để sau đó bù lại bằng lưu lượng cuộc gọi tăng lên còn tốt là sức ép từ các dịch vụ OTT làm nhà mạng giảm không biết bao nhiêu tiền. Ông Sơn cũng chia sẻ quan điểm của Viettel là do xu hướng tất yếu từ các dịch vụ OTT thì việc giảm giá cước cước di động là điều dễ hiểu.

Cũng trong hội nghị này, ông Hoàng Sơn đã đề nghị Bộ cho giữ nguyên giá dịch vụ 3G như hiện nay. Theo lý giải của Phó tổng giám đốc doanh nghiệp này, lưu lượng và thuê bao sử dụng 3G đều tăng nên giữ giá là điều hợp lý. Ông cho biết số người dùng 3G đã tăng 4,5 triệu lên gần 7 triệu khách hàng, trong đó có 2,5 triệu khách hàng chuyển từ 2G sang.

Trước đề xuất giảm giá thoại và giữ nguyên cước 3G của đại diện Viettel, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) khẳng định việc điều chỉnh giá thế nào là do doanh nghiệp tự quyết. Tuy nhiên, ông Hải khẳng định sẽ yêu cầu Viettel cũng như doanh nghiệp viễn thông khác báo cáo giá thành dịch vụ di động. 

"Nếu họ chứng minh được việc giữ hoặc điều chỉnh không khiến giá dịch vụ bán dưới giá thành thì sẽ xem xét", ông cho biết. Giá thành sẽ là cơ sở để Bộ phê duyệt các đề xuất của nhà mạng về điều chỉnh cước. Theo Luật Viễn thông, những doanh nghiệp có thị phần hạn chế (giữ trên 30% như Viettel, Mobifone, Vinaphone) không được bán dịch vụ dưới giá thành, tránh phá giá và có thêm cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ hơn.

Thành phố Bắc Ninh sẽ phủ sóng wifi miễn phí

Thành phố Bắc Ninh sẽ phủ sóng wifi miễn phí

Ngày 11/6, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt đề án “Phủ sóng wifi miễn phí trên địa bàn thành phố Bắc Ninh” do Viễn thông Bắc Ninh đầu tư thực hiện.

MobiFone tiên phong số hóa bảng kê cước

MobiFone tiên phong số hóa bảng kê cước

(Baodautu.vn) Một lần nữa, nhà mạng MobiFone lại tiên phong trong việc số hóa các thủ tục, văn bản giao dịch với khách hàng, trong đó việc từ bỏ bảng kê chi tiết cước bằng giấy từ ngày 21/2/2014 là động thái mới nhất, trong khi các đối thủ khác vẫn còn dè dặt trong vấn đề này.

Cổ phần hóa MobiFone: Chậm trễ là hỏng đại sự

Cổ phần hóa MobiFone: Chậm trễ là hỏng đại sự

(Baodautu.vn) Nếu Đề án Tái cấu trúc Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) được phê duyệt, MobiFone sẽ phát triển như thế nào để tránh khỏi tình trạng cả 3 mạng đều thuộc sở hữu nhà nước như hiện nay.  Viễn thông 2014: Định đoạt số phận nhiều ông lớn Phương án tách MobiFone “vào chung kết”  Đề nghị bán 3 công ty viễn thông tăng cước 3G!

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư