-
Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam 2024: SABECO chia sẻ từ kế hoạch đến hành động -
Chubb Life được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ vinh danh vì đóng góp nổi bật cho cộng đồng -
KAMEREO chốt thương vụ 7,8 triệu USD vòng gọi vốn Series B -
Sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer bị điều tra tại Indonesia -
BCG Land và Keppel Mall Management ký kết hợp tác ở lĩnh vực bán lẻ -
Ước thu hàng chục nghìn tỷ đồng từ thuế tối thiểu toàn cầu
Viettel Post đầu tư Công viên logistics tại cửa ngõ với Trung Quốc
HĐQT Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post) thông qua chủ trương đầu tư dự án Công viên logistics Viettel tại Lạng Sơn. Mục tiêu dự án là kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ kho, vận tải hàng hóa nội địa và quốc tế, thương mại điện tử.
Từ cuối tháng 10 năm nay, doanh nghiệp này đã bắt đầu tuyển dụng một loạt vị trí nhân sự cho Dự án.
Viettel Post đã thông qua chủ trương đầu tư dự án Công viên logistics Viettel tại Lạng Sơn |
Liên quan đến việc triển khai đầu tư Công viên logistics, Viettel Post dự kiến thành lập chi nhánh tại Thôn Bản Liếp, xã Phú Xá, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Đáng chú ý, vị trí chi nhánh mới nằm liền kề với 1 đại dự án đang được xây dựng là Khu trung chuyển hàng hóa thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - có tổng mức đầu tư trên 3,2 ngàn tỷ đồng.
Dự án Khu trung chuyển hàng hóa được khởi công từ tháng 11/2019, là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Lạng Sơn. Hiện tại, giai đoạn 1 của Dự án đang được xây dựng với quy mô diện tích khoảng 5 8ha. Các hạng mục chính bao gồm: Trung tâm Hải quan tập trung, khu dịch vụ trung chuyển hàng hóa, hệ thống sân bãi, hệ thống công trình, khu nghỉ lái xe và các công trình phụ trợ.
Dự kiến, khu trung chuyển hàng hóa này sẽ đi vào vận hành từ tháng 12/2024. Chia sẻ với báo giới vào hồi tháng 3, Tổng giám đốc Viettel Post Hoàng Trung Thành cho biết mong muốn xây dựng các trung tâm, công viên logistics để kết nối các vùng, miền nuôi trồng, các khu công nghiệp với các hub giao thông của đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và các cửa khẩu.
Hạ tầng của các trung tâm logistics sẽ được áp dụng công nghệ có mức tự động hóa cao và phải toàn trình, theo ông Thành. Dịch vụ toàn trình gồm kho, lưu kho, dịch vụ hải quan, dịch vụ vận tải xuyên biên giới để giúp hàng hóa lưu thông nhanh với chi phí thấp.
Viettel Post cũng tiến hành đàm phán, hợp tác với chính quyền Nam Ninh (Trung Quốc) về cơ hội đầu tư logistics tại đây như: Đặt văn phòng, trung tâm logistics tại Nam Ninh; thúc đẩy hoạt động giao thương giữa 2 nước, tăng lưu lượng vận tải đường sắt liên vận Việt Nam - Trung Quốc; thành lập hiệp hội các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu logistics để tối ưu chi phí, rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa giữa 2 nước.
Hoa Sen lập tổng kho ở Hà Nam
CTCP Tập đoàn Hoa Sen công bố 2 động thái chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sau khi vừa kết thúc năm tài chính 2024.
Động thái đầu tiên là thiết lập sự hiện diện tại thị trường Trung Quốc thông qua thành lập Văn phòng đại diện tại Quảng Châu. Văn phòng đặt tại Phòng 911, số 1, Đường số 2, Cảng Xanh Phía Nam, Quận Hóa Đô.
SG quyết định mở rộng mạng lưới phân phối tại miền Bắc với việc thành lập Tổng kho Hà Nam |
Văn phòng này sẽ do ông Đồng Quang Nhật làm Trưởng đại diện. Dù không trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh, văn phòng này được kỳ vọng tăng cường kết nối với một trong những thị trường thép lớn nhất thế giới.
Song song đó, HSG quyết định mở rộng mạng lưới phân phối tại miền Bắc với việc thành lập Tổng kho Hà Nam tại Cụm công nghiệp Thanh Liêm, do ông Nguyễn Văn Tiệp điều hành.
Tổng kho mới sẽ phục vụ 15 tỉnh thành phía Bắc, từ Hà Nội đến các tỉnh biên giới như Lạng Sơn. Đáng chú ý, ngoài chức năng kho bãi, địa điểm này còn được đăng ký cả hoạt động sản xuất tôn mạ, thép mạ, sản phẩm nhựa và vật liệu xây dựng.
Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh Tập đoàn Hoa Sen vừa khép lại năm tài chính 2024 với một nốt trầm. Trong quý 4 niên độ tài chính 2024, HSG ghi nhận lỗ ròng gần 186 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi 6 quý có lãi liên tiếp, dù doanh thu thuần tăng 25% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân lỗ ròng chủ yếu do biên lợi nhuận gộp giảm xuống 8% và chi phí vận hành tăng mạnh, trong đó chi phí bán hàng tăng 65% lên 909 tỷ đồng. Dù vậy, xét cả năm tài chính 2024, doanh thu thuần đạt 39.272 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế đạt 510 tỷ đồng, vượt 27,5% kế hoạch năm và gấp 18 lần năm trước.
Vinhomes lập thêm 2 công ty khu công nghiệp
CTCP Vinhomes đã thành lập các công ty con mới trên cơ sở tách ra từ CTCP Đầu tư Khu công nghiệp Vinhomes (VHIZ).
Trước khi tách doanh nghiệp, VHIZ có vốn điều lệ 18,5 ngàn tỷ đồng. Theo đó, VHIZ vẫn tiếp tục tồn tại và có vốn điều lệ giảm còn 340 tỷ đồng.
Đồng thời, Vinhomes lập mới 2 công ty con là CTCP Đầu tư Khu công nghiệp Vinhomes Hải Phòng được phân bổ vốn nhiều nhất với 15.160 tỷ đồng và CTCP Đầu tư Khu công nghiệp Vinhomes Hà Tĩnh vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng.
Cả 3 công ty trên có tổng vốn điều lệ bằng VHIZ, ban đầu 18,5 ngàn tỷ đồng và được phân bổ lại theo chiến lược của Vinhomes, đều có trụ sở tại Khu đô thị Vinhomes Riverside, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội và Vinhomes đều nắm tỷ lệ sở hữu 51% tại 3 đơn vị.
Hiện VHIZ là nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Vinhomes Vũng Áng được xây dựng tại Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Quy mô sử dụng đất hơn 964,8 ha. Tổng vốn đầu tư của dự án hơn 13.276 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư trên 1.991 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối tháng 9, Vinhomes có tổng cộng 45 công ty con, với việc thành lập mới 2 công ty con phục vụ mảng khu công nghiệp, Vinhomes nâng sở hữu lên 47 công ty con.
Quý III, doanh thu thuần Vinhomes tăng trưởng 2% so với cùng kỳ, lên hơn 33,3 ngàn tỷ đồng; lãi ròng 7,9 ngàn tỷ đồng trong quý III, giảm 26%. Lũy kế 9 tháng, Vinhomes ghi nhận 69,9 ngàn tỷ đồng doanh thu thuần và 19,6 ngàn tỷ đồng lãi ròng, lần lượt giảm 26% và 39%.
Công ty cho biết lợi nhuận trong kỳ phần lớn đến từ việc bàn giao các dự án Vinhomes Ocean Park 2 – 3 và ghi nhận kết quả kinh doanh tại dự án Vinhomes Royal Island.
Sau bắt tay với Kingfoodmart, HAGL số hóa nông nghiệp
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa ban hành nghị quyết thông qua chiến lược hoạt động dành cho cả Tập đoàn giai đoạn 2024 - 2030.
Vừa kết thúc buổi ký kết hợp tác chiến lược với Kingfoodmart ngày 02/11, HAG ngay lập tức ban hành chiến lược quy mô Tập đoàn từ nay đến năm 2030. Theo đó, HĐQT thống nhất ông Đoàn Nguyên Đức sẽ chỉ đạo Ban tổng giám đốc và các phòng ban liên quan thực hiện các nội dung.
HAG sẽ triển khai chương trình số hóa nông nghiệp cho toàn Tập đoàn |
Một là, tập trung cao vào sáng tạo và chuyển giao giá trị cho các khách hàng là doanh nghiệp lớn, các thương nhân quốc tế; bắt kịp xu hướng bùng nổ thông tin và toàn cầu hóa.
Hai là, hướng tới sự tối ưu trong hoạt động và chi phí, giảm thiểu tối đa các rủi ro trong quá trình vận hành.
Không dừng lại ở đó, HAGL sẽ triển khai chương trình số hóa nông nghiệp cho toàn Tập đoàn. Chính thức áp dụng hệ thống quản lý công việc để quản lý các phòng ban và dự án thuộc khối văn phòng và công ty con kể từ ngày 2/11.
Bắt đầu từ đây, Công ty của bầu Đức sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch số hóa nông nghiệp; ưu tiên tập trung vào quy trình kỹ thuật, nguồn nhân lực, vật tư theo từng loại cây trồng; đều được triển khai và áp dụng theo lộ trình.
Nghị quyết cũng thông qua doanh thu lũy kế 9 tháng đầu năm đạt gần 4,2 ngàn tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 851 tỷ đồng; thực hiện lần lượt 54% và 65% chỉ tiêu kế hoạch. Quý III vừa qua, doanh số HAGL thất thu mạnh ở cả mảng heo lẫn trái cây so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận vẫn không giảm. Lãi ròng sau 9 tháng có thêm 809 tỷ đồng, giúp giảm lỗ lũy kế xuống còn 626 tỷ đồng.
Dù làm nông nghiệp lâu năm nhưng bầu Đức mới đây thừa nhận HAGL chưa có sản phẩm tạo được danh tiếng. Tại sự kiện ký kết hợp tác với Kingfoodmart cách đây 2 ngày, ông tiết lộ có thể đưa trên dưới 20 sản phẩm vào chuỗi siêu thị này.
Kingfoodmart hiện thuộc sở hữu của Seedcom, đơn vị hiện đang nắm nhiều thương hiệu lớn trong các mảng như F&B với chuỗi cafe The Coffee House; phân phối thực phẩm, thời trang (Juno, HNOSS), Logistics (Ahamove, Gido… thông qua Scommerce); giải pháp bán lẻ (Haravan)…
Gỗ Trường Thành mở rộng thị trường sang Dubai
Gỗ Trường Thành thông báo CTCP Đồ gỗ Casadora (công ty con TTF sở hữu 60%) vừa nhận được giấy chứng nhận đầu tư ra Dubai. Khởi đầu này đánh dấu hướng phát triển chiến lược của TTF sang thị trường Trung Đông với nhiều dự án bất động sản cao cấp.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài lần đầu cho Đồ gỗ Casadora vào ngày 5/6/2024 với tên tổ chức kinh tế thành lập ở nước ngoài là Belmonte Design Services L.L.C. Vốn đầu tư 500 ngàn USD (hơn 12 tỷ đồng) từ vốn chủ sở hữu.
Quý III/2024, TTF ghi nhận doanh thu thuần hơn 236 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ |
Hình thức đầu tư là sẽ mua cổ phần của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó nhằm kinh doanh dịch vụ thiết kế sản phẩm nội thất mang thương hiệu lớn thế giới, mở rộng sự hiện diện thiết kế sản phẩm nội thất tại Việt Nam mang tên các thương hiệu lớn của thế giới ở khu vực Trung Đông.
Quý III/2024, TTF ghi nhận doanh thu thuần hơn 236 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ; và lỗ ròng hơn 21 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ hơn 6 tỷ đồng. Sau 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp lỗ ròng gần 27 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 43 tỷ đồng.
Gỗ Trường Thành cho biết thị trường của các khách hàng lớn gặp nhiều khó khăn nên doanh thu xuất khẩu giảm. Bên cạnh đó, chi phí logistic tăng cao và gián đoạn vận tải toàn cầu chịu ảnh hưởng của chiến tranh tại một số khu vực buộc khách hàng có xu hướng dời ngày giao hàng sang quý IV/2024. Ngoài ra, doanh thu từ dự án trong nước giảm do tiến độ triển khai của chủ đầu tư bất động sản trễ so với kế hoạch cũng như ảnh hưởng do thiên tai tại các tỉnh phía Bắc khiến lợi nhuận Công ty giảm.
Để khắc phục các khó khăn trên, TTF tập trung mở rộng và tìm kiếm khách hàng mới tại thị trường châu Âu, Mỹ, đặc biệt là thị trường châu Á, Dubai, Australia và Đông Á nhằm tăng sản lượng trong quý 4. Đồng thời, tái cấu trúc các công ty con không hiệu quả nhằm dành nguồn lực phát triển các dự án kinh doanh mới.
Giai đoạn 2016-2023, tình hình TTF khá ảm đạm khi liên tục thua lỗ; trong đó, năm 2016 lỗ nặng nhất hơn 1.271 tỷ đồng, năm 2017 lãi nhẹ gần 11 tỷ đồng, năm 2018-2019 quay lại thua lỗ tổng cộng hơn 1.612 tỷ đồng, năm 2023 lỗ gần 134 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/09/2024, TTF lỗ lũy kế gần 3.268 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ gần 4.112 tỷ đồng.
Doanh nghiệp cũng có báo cáo giải trình biện pháp khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo. Theo đó, TTF tiếp tục giữ vững khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng tiềm năng; tăng cường công tác quản lý,… Về xuất khẩu, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với khách hàng lớn như Natuzzi, Williams Sonoma, TJX,… ở nhiều ngành hàng để tăng trưởng doanh thu, đa dạng hóa thị trường bao gồm trong và ngoài nước nhằm tránh rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận…
-
Vietnam Airlines nhận thêm 3 máy bay mới phục vụ Tết Ất Tỵ 2025 -
EVNGENCO1 tăng tốc về đích kế hoạch sản lượng điện được giao -
Điểm tên 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD sau 11 tháng năm 2024 -
Công ty Thủy điện Đồng Nai hoàn thành sản lượng điện năm 2024 -
Thương mại Việt - Mỹ 11 tháng năm 2024 đạt gần 123 tỷ USD -
TKV tăng cường phối hợp thực hiện hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất -
“Tân binh” 35 tuổi và chiến lược giá thông minh để bứt phá doanh số thương mại điện tử
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh
- Ghi âm trong quá trình tư vấn bảo hiểm tại MAP Life: Minh bạch để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- Nên chọn Redmi Note 13 hay Redmi Note 14 cho dịp Tết 2025