Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Vilico đầu tư 1.700 tỷ đồng xây dựng trang trại bò thịt 20.000 con/năm
Hồng Phúc - 27/02/2021 15:07
 
Sau khi nhận sáp nhập công ty mẹ là GTNFoods, ban lãnh đạo Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico) dự tính đầu tư 1.700 tỷ đồng cho trang trại bò thịt có quy mô 20.000 con/năm.

Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico, mã: GLC) vừa công bố Dự thảo phương án sáp nhập tổng thể sẽ trình ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 dự kiến tổ chức vào ngày 19/3 sắp tới.

Theo đó, Vilico sẽ phát hành thêm cổ phiếu phổ thông (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu) để hoán đổi lấy 250.000.000 cổ phiếu phổ thông (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu) tương ứng với 100% tổng số cổ phần đang lưu hành thuộc sở hữu của các cổ đông trong Công ty cổ phần GTNFoods (mã: GTN).

Như vậy, tất cả các cổ đông của GTN sẽ trở thành cổ đông của Vilico. 

.
Kết quả kinh doanh của Vilico từ 2018- 2020 (Đvt: VNĐ).

Sau khi hoàn tất việc hoán đổi cổ phần, vốn điều lệ của VLC sẽ được tăng thêm một khoản tương ứng với tổng số cổ phiếu phổ thông thực tế mà Vilico đã phát hành thêm nhân với mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phiếu, để hoán đổi lấy cổ phiếu của GTN. 

Vilico có vốn điều lệ 631 tỷ đồng, với ngành nghề kinh doanh chính là chăn nuôi giống, chăn nuôi gia súc, gia cầm; chế biến sản phẩm chăn nuôi; sản xuất, cung ứng vật tư thiết bị ngành chăn nuôi; sản xuất, kinh doanh nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi thành phẩm.

Tiền thân là Vilico trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được thành lập ngày 21/6/1996,  trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên có quan hệ gắn bó về kinh tế, công nghiệp, thương mại, thông tin, khoa học kỹ thuật, nghiên cứu,… 

Trong năm 2013, Tổng công ty đã thực hiện cổ phần hóa trở thành công ty cổ phần sau khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào tháng 7/2013. 

Đến tháng 10/2015, cổ phiếu VLC của Vilico được giao dịch trên sàn UPCOM - Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Trong khi đó, Công ty cổ phần GTNFoods là công ty mẹ, sở hữu hơn 47 triệu cổ phần, xấp xỉ 74,5% vốn điều lệ của Vilico.

Ngành nghề kinh doanh chính của GTNFoods là chăn nuôi và sản xuất sữa công nghiệp (thực hiện thông qua Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu); trồng chè và sản xuất chè (thông qua Tổng công ty Chè Việt Nam) và sản xuất các loại rượu (thông qua Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng). 

Vilico không có công ty con và có 3 công ty liên kết, sở hữu từ 30-36% vốn điều lệ là Công ty TNHH Phát triển Chăn nuôi Peter Hand Hà Nội; Công ty cổ phần Đầu tư và xuất nhập khẩu súc sản gia cầm Hải Phòng và Công ty cổ phần Phát triển giống gia súc miền Trung. 

.
Kết quả kinh doanh của GTNFoods từ 2018- 2020 (Đvt: VNĐ).

Về phía công ty bị sáp nhập là GTNFoods, có vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng, được đổi tên từ Công ty cổ phần Đầu tư và sản xuất Thống Nhất, thành lập từ 2011.

3 năm sau đó, cổ phiếu GTN được niêm yết trên sàn HoSE. 

Công ty mẹ của GTNFoods là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) khi sở hữu 187,5 triệu cổ phần, tương đương 75% vốn điều lệ. 

Trước sáp nhập, GTN sở hữu hơn 47 triệu cổ phiếu VLC, tương đương 74,49% vốn điều lệ của Vilico. 

Sau sáp nhập, toàn bộ lượng cổ phiếu này sẽ bị hủy và giảm vốn điều lệ của Vilico tương ứng là 470 tỷ đồng. 

Về chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của Vilico sau sáp nhập GTNFoods vào, sẽ tập trung vào khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng đưa doanh nghiệp này trở thành đơn vị lớn trong lĩnh vực ngành chăn nuôi và chế biến sản phẩm thịt tại Việt Nam. 

.
Lộ trình sáp nhập dự kiến giữa GTNFoods và Vilico.

Theo ban lãnh đạo Vilico, tổng quy mô thị trường thịt hơn 10 tỷ USD – thịt trâu/bò hơn 2 tỷ USD. 

Cùng với đó, xu hướng tăng trưởng thịt trâu/bò 6-7% năm gấp đôi thịt heo, gà… Tổng đàn trâu, bò trong nước gần như không tăng qua các năm, chủ yếu là thịt trâu, bò nhập khẩu. Quy mô thị trường thịt trâu/bò trong nước 500.000 tấn/năm và nhập khẩu để tiêu thụ nội địa khoảng 300.000 tấn/năm.

Thịt bò cao cấp, chế biến sẵn nhập khẩu khoảng 60.000 tấn/năm tăng nhanh qua các năm gần đây và thịt bò mát hiện chưa có thị trường do thói quen tiêu dùng cũng như hạn chế thời gian nhập khẩu. 

Do đó, ban lãnh đạo Vilico đang có chủ trương đầu tư trang trại bò thịt quy mô khai thác 20.000 con/năm với tổng vốn đầu tư không quá 1.700 tỷ đồng. 

Hình thức đầu tư là tự làm hoặc tìm đối tác có tiềm lực và kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực này để thực hiện dự án

Ngoài ra, doanh nghiệp này sẽ tập trung nguồn lực để hỗ trợ và phát triển chăn nuôi bò sữa; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chè….cũng như tìm đối tác để thoái vốn các khoản đầu tư tại các công ty liên kết có qui mô nhỏ và hoặc không phải là ngành nghề kinh doanh cốt lõi của Vilico.

Năm đầu về một nhà với Vinamilk, GTNFoods đặt kế hoạch lãi 99 tỷ đồng
Lợi nhuận mục tiêu khá khiêm tốn nhưng đã cải thiện đáng kể so với khoản lãi ròng 13 tỷ đồng năm 2019. Công ty ty dự kiến không chia cổ tức năm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư