-
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm
Ba yêu cầu của Hảo Hảo
Theo đơn khởi kiện, Vina Acecook yêu cầu tòa giải quyết 3 vấn đề chính.
Thứ nhất, xác định hành vi sử dụng mẫu bao gói mì ăn liền mang dấu hiệu “Mì Hảo Hạng, Tôm chua cay & Hình” của Asia Foods (bị đơn) là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Hảo Hảo, mì tôm chua cay, Hình” được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 62360 của Vina Acecook và buộc chấm dứt hành vi vi phạm.
Sản phẩm Mì Hảo Hạng của Asia Foods bị tố vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ảnh: Bảo Giang |
Thứ hai, yêu cầu Asia Foods phải đăng báo xin lỗi, cải chính công khai về hành vi vi phạm của mình.
Thứ ba, yêu cầu Asia Foods phải bồi thường thiệt hại cho Vina Acecook với tổng giá trị 817,5 triệu đồng.
Trả lời phóng viên Báo Đầu tư, ông Lê Văn Hùng, Giám đốc đối ngoại Công ty Vina Acecook cho biết, Vina Acecook là sở hữu chủ hợp pháp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Hảo Hảo” số 62360, được bảo hộ tổng thể chữ “Hảo Hảo, mì tôm chua cay” và hình tô mì với sợi mì, tôm và rau củ; bao gồm các màu sắc, các hình ảnh trên bao bì của gói mì. Tuy nhiên, vào tháng 12/2014, Công ty phát hiện trên thị trường bày bán loại mì ăn liền nhãn hiệu “Hảo Hạng, tôm chua cay” của Asia Foods có cách trình bày bao gói tạo thành một tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Hảo Hảo, mì tôm chua cay”. Khi đó, tại Công văn 1320/SHTT-TTKN, Cục Sở hữu trí tuệ đã xác nhận hành vi của Asia Foods là vi phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Chia sẻ thêm về vụ việc, ông Kafiwara Junichi, Tổng giám đốc Vina Acecook cho biết: “Khi vụ việc xảy ra, chúng tôi đã chủ động gửi thư khuyến cáo yêu cầu Asia Foods chấm dứt và khắc phục hành vi vi phạm, nhưng không nhận được sự hợp tác từ phía Asia Foods. Sau đó, chúng tôi gửi đơn yêu cầu Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương kiểm tra, xử lý hành chính hành vi vi phạm này của Asia Foods. Tại biên bản làm việc do Chi cục quản lý thị trường lập ngày 11/3/2015, đại diện Asia Foods vẫn khẳng định: mì Hảo Hạng của họ không sao chép mẫu mã của Hảo Hảo. Tuy nhiên, Asia Foods cũng xác nhận đã ngừng sản xuất sản phẩm này từ ngày 4/2/2015. Đây là lý do mà Chi cục Quản lý thị trường Bình Dương quyết định không tiến hành kiểm tra hành chính Công ty Asia Foods và đề nghị, nếu hai bên không thống nhất, thì khởi kiện tại Tòa án. Với những chứng cứ rõ ràng về hành vi vi phạm độc quyền nhãn hiệu, chúng tôi quyết định khởi kiện, đề nghị Tòa án xem xét giải quyết theo các yêu cầu của Công ty” .
Liên quan tới cơ sở tính tổng số tiền bồi thường thiệt hại, ông Lê Văn Hùng cho biết: “Tổng số tiền bồi thường 817,5 triệu đồng được tính từ 3 khoản: khoản thứ nhất là 657,5 triệu đồng, đây là phần lợi nhuận bất chính mà Asia Foods thu lợi được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm vi phạm; khoản thứ hai trị giá 100 triệu đồng là chi phí Vina Acecook bỏ ra để ngăn chặn, khắc phục hậu quả; Cuối cùng là chi phí hợp lý mà Vina Acecook thuê luật sư để tư vấn giải quyết trị giá 80 triệu đồng”.
Theo ông Hùng, cơ sở xác định khoản “lợi nhuận bất chính” được dựa trên thời hạn và tổng số hàng Asia Foods sản xuất sản phẩm vi phạm quyền đối với nhãn hiệu của Vina Acecook.
Hảo Hạng chờ phán quyết của Tòa án
Ngay sau khi có thông tin Vina Acecook khởi kiện Asia Foods, chúng tôi đã liên lạc với Asia Foods để tìm phản hồi, đại diện Asia Foods cho biết: “Hiện tại, lãnh đạo cấp cao của Công ty đang công tác ở nước ngoài, nên không thể trả lời tất cả các vấn đề Báo Đầu tư đưa ra”.
Trước mắt, phía Asia Foods chỉ có thể trả lời Báo Đầu tư qua thư điện tử một số thông tin như sau.
Thứ nhất, thông tin vụ kiện của Vina Acecook về Hảo Hạng, Asia Foods cũng mới biết qua báo, chứ chưa nhận được thông báo chính thức từ cơ quan có thẩm quyền.
Thứ hai, các đòi hỏi của Vina Acecook mang tính một chiều và Asia Foods không có nghĩa vụ làm theo bất cứ yêu cầu nào mà Acecook đòi hỏi, khi chưa có một yêu cầu nào của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Thứ ba, tính đến thời điểm hiện tại (ngày 7/5/2015), vẫn chưa có một cơ quan có thẩm quyền nào đưa ra “quyết định” cuối cùng cho sự việc, ngoài “công văn ý kiến chuyên môn” giữa hai cơ quan là Cục Sở hữu trí tuệ gửi Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương. Vì vậy, Asia Foods vẫn đang đợi các “quyết định” và “hướng dẫn cụ thể” của các cơ quan nhà nước để thực hiện theo”.
Bài học về thương hiệu cho doanh nghiệp
Tìm hiểu về vụ việc trên, LS. Phạm Ngọc Hưng, Giám đốc Văn phòng Luật sư Phạm Hưng cho biết, Vina Acecook kiện Asia Foods là có cơ sở pháp lý. Vì theo Luật Sở hữu trí tuệ, khi có sản phẩm gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng thì người chủ sản phẩm (đã được bảo hộ) có quyền yêu cầu bên vi phạm phải chấm dứt hành vi và kiện ra tòa.
Như vậy, chiếu theo Công văn phúc đáp số 1320/SHTT-TTKN của Cục Sở hữu trí tuệ kết luận: “Mẫu bao gói mì ăn liền “Mì Hảo Hạng, TÔM CHUA CAY & Hình” của Asia Foods sử dụng trong thực tế (khác với mẫu được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 119302) có cách trình bày tạo thành một tổng thể tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Hảo Hảo, MÌ TÔM CHUA CAY, Hình” đã được bảo hộ của Vina Acecook. Vì vậy, hành vi sản xuất, buôn bán, lưu thông, tàng trữ, nhằm để bán các sản phẩm mì ăn liền mang nhãn hiệu như đã nêu mà không do chủ nhãn hiệu, hoặc người được chủ nhãn hiệu cho phép sản xuất sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đúng theo quy định Điều 129.1, Luật Sở hữu trí tuệ. Như vậy, Vina Acecook có quyền khởi kiện Asia Foods”, LS. Hưng khẳng định.
Trên thực tế, việc Asia Foods ngưng sản xuất sản phẩm Hảo Hạng khi có đơn khiếu nại của Vina Acecook và bắt buộc phải sản xuất trở lại mẫu sản phẩm cũ đã là bước tiếp thu của doanh nghiệp này. Do vậy, theo LS. Hưng, yêu cầu thứ nhất (về vi phạm của Hảo Hạng) và yêu cầu thứ hai (Asia Foods phải xin lỗi) của Vina Acecook trong đơn kiện là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, với yêu cầu thứ ba của Vina Acecook về bồi thường thiệt hại, thì cần phải xem lại.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, khi hàng loạt văn bản luật còn đang trong quá trình xây dựng, thì việc tìm cơ sở để chứng minh sự thiệt hại về quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu là rất khó. “Tuy nhiên, hành động khởi kiện là cần thiết, vì rõ ràng, chưa có cơ quan nào đủ thẩm quyền tính đến thời điểm này, ngoại trừ phán quyết của Tòa án mới có thể bắt buộc Asia Foods phải tuân thủ. Mặt khác, nếu xét ở góc độ kinh tế khi có phán quyết của Tòa án, thì sẽ là cơ sở để Vina Acecook đẩy mạnh hoạt động truyền thông một cách bài bản và quy mô lớn về thương hiệu Hảo Hảo, tạo vị thế đáng kể so với sản phẩm cùng loại của Asia Foods nói riêng và các sản phẩm mì gói của doanh nghiệp khác nói chung ở cùng phân khúc”, LS. Hưng phân tích.
“Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu tâm một cách đặc biệt trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với thương hiệu. Ngay từ quá trình hình thành ý tưởng, xây dựng thương hiệu, cần có sự tham gia góp ý của các chuyên gia thương hiệu, tư vấn luật để có cơ sở tham chiếu về các ý tưởng được chọn về thương hiệu có trùng, hoặc khả năng vi phạm với các doanh nghiệp khác, đặc biệt là khi nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế một cách toàn diện như hiện nay”, LS. Phạm Ngọc Hưng cảnh báo.
-
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại
-
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang -
Truy tố Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án thứ 5 -
Bắt đầu xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil
-
1 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
2 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
3 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11 -
4 Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á - Âu -
5 Đầu tư Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ, vốn 5.400 tỷ đồng
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"