
-
Chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nửa cuối năm 2025
-
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng
-
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
Công ty Cổ phần VinaCafé Biên Hòa (mã VCF - sàn HoSE) sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2023 theo tỷ lệ 250% (25.000 đồng/cổ phiếu). Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông vào 9/9/2024. Như vậy, ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ vào 6/9/2024. Cổ tức sẽ được thanh toán tới cổ đông vào 20/9/2024.
Với gần 26,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty sẽ chi gần 650 tỷ đồng để trả cổ tức lần này. VinaCafé Biên Hòa có duy nhất một cổ đông lớn là Công ty TNHH MTV Masan Beverage với tỷ lệ nắm giữ lên đến 98,79%/ vốn điều lệ (gần 26,3 triệu cổ phiếu). Đây cũng là công ty con của Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (mã MCH - UPCoM).
Như vậy, Masan thông qua đơn vị này sẽ thu về khoảng 664,5 tỷ đồng tiền cổ tức từ VinaCafé Biên Hòa.
Không riêng năm nay, doanh nghiệp này luôn duy trì đều đặn việc trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông. Kể từ năm 2018 đến nay, doanh nghiệp này luôn duy trì tỷ lệ cổ tức trên 100%. Tỷ lệ cao nhất lên tới 660% được trả vào năm 2018.
Tiền thân là một nhà máy sản xuất cà phê của người Pháp ra đời từ năm 1968, Công ty cổ phần hóa vào năm 2004 và chính thức niêm yết trên sàn HoSE vào đầu năm 2011. Sau đó, Masan đã mua lại cổ phần của VinaCafé Biên Hòa từ nhiều cổ đông lớn và nâng dần sở hữu lên trên 50%. Sau khi hoàn tất thâu tóm, Masan vẫn muốn tăng quyền lực của mình tại công ty ăn nên làm ra này bằng cách tiếp tục mua thêm cổ phần và đến nay đã sở hữu 98,79%.
Về tình hình kinh doanh, VinaCafé Biên Hòa thu về 578,4 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý II/2024, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 98 tỷ đồng, giảm 20%. Việc lợi nhuận quý II giảm so với cùng kỳ được công ty đưa ra là do yếu tố chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao hơn mức tăng của doanh số. Bên cạnh đó, thu nhập thuần từ hoạt động tài chính tăng 33% do tối ưu hóa dòng tiền đầu tư.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của VCF đạt 1.062 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt xấp xỉ 187 tỷ đồng, tăng 12,5% về doanh thu và giảm 4% về lợi nhuận so với cùng kỳ.
Kết thúc quý II, tổng tài sản của VCF đạt 2.828 tỷ đồng với các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể, phải thu ngắn hạn ghi nhận 848 tỷ đồng, trong đó các khoản đặt cọc ngắn hạn cho hoạt động đầu tư chiếm tới 73,5%; phải thu dài hạn đạt 806 tỷ đồng. Sau 6 tháng đầu năm, vốn chủ sở hữu của Vinacafé ghi nhận 2.299,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 1.790 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu VCF đóng cửa phiên 23/8 ở mức 217.980 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng khoảng 15% so với đầu năm.

-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan -
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm -
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower