Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Vinamilk (VNM) báo lãi 1.587 tỷ đồng, xuất khẩu tạo động lực tăng trưởng
Thanh Thuỷ - 30/10/2021 16:56
 
Đây là quý thứ ba liên tiếp lợi nhuận của ông lớn ngành sữa tăng trưởng âm so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận giảm do chi phí nguyên vật liệu ảnh hưởng đến lãi gộp của Vinamilk.
Vinamilk
Vinamilk báo lãi 10.234 tỷ đồng trong 9 tháng, giảm 5,65% so với cùng kỳ và hoàn thành gần 75% kế hoạch.

Tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận âm

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM-HoSE) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III, ghi nhận quý tăng trưởng lợi nhuận âm dù doanh thu vẫn nhích nhẹ.

Doanh nghiệp sữa này đã thu về 16.507 tỷ đồng trong quý III, tăng 4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chi phí nguyên vật liệu tính trong giá vốn tăng hơn 6,7%. Cùng đó, một số khoản chi phí mua ngoài cũng nhích nhẹ. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu do đó giảm còn 4,29%, từ mức 4,67% hồi quý III/2020. Lợi nhuận gộp quý vừa qua vì vậy giảm còn 6.944 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu bán hàng giảm nhẹ còn 45.118 tỷ đồng. Nguyên nhân chính do doanh thu trong nước giảm. Dù tăng trưởng âm so với cùng kỳ, lợi nhuận ba quý gần đây vẫn đang theo đúng kế hoạch đề ra đầu năm. Vinamilk báo lãi 10.234 tỷ đồng trong 9 tháng, giảm 5,65% so với cùng kỳ và hoàn thành gần 75% kế hoạch. Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu trong 9 tháng qua đạt 3.574 đồng.

Với quy mô tiếp tục tăng lên trong năm 2021, tổng tài sản Vinamilk đến ngày 30/9 đã xấp xỉ 2,3 tỷ USD (52.068 tỷ đồng). Trong đó, chủ yếu doanh nghiệp này giành tiền để tăng tích trữ hàng tồn kho. Giá trị tồn kho cuối quý III là 6.380 tỷ đồng, ở thời điểm cuối quý I và II cũng đều tích tồn kho trên mức này. Trong đó, nhiều nhất là nguyên vật liệu (3.955 tỷ đồng).

Công ty có đang lượng tiền mặt trữ sẵn trị giá gần tỷ USD, nhưng cùng đó, giá trị phần nguồn vốn đến từ vay nợ ngân hàng cũng khá lớn. Tổng giá trị nợ phải trả cuối quý III xấp xỉ 18.193 tỷ đồng, chỉ chiếm 35% nguồn vốn.

Các khoản vay ngắn hạn ngân hàng đã tăng lên khá nhanh từ 7.316 tỷ đồng hồi cuối năm 2020 lên gần 9.040 tỷ đồng hiện tại. Phần lớn, Vinamilk vay ngắn hạn bằng đồng USD, đảm bảo bằng tài sản. Một số khoản vay bằng VND cũng giảm quy mô đáng kể so với hồi đầu năm.

Đẩy mạnh mảng xuất khẩu

Trong khi doanh thu tại thị trường trong nước giảm gần 1,4%, nguồn thu từ xuấu khẩu tuy còn đóng góp khá khiêm tốn, nhưng lại là một trong các động lực tăng trưởng.

Doanh thu mảng xuất khẩu tăng 6,6% so với cùng kỳ, còn lợi nhuận gộp gần như đi ngang. Cũng nhờ chuyển động trên, tỷ trọng doanh thu xuất khẩu 9 tháng đã tăng từ mức 14,3% năm 2020 lên 15,3% hiện tại.

Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu ghi nhận động thái mới trong quý III vừa qua khi Vinamilk vừa tham gia góp vốn tại liên doanh tại Del Monte-Vinamilk với tỷ lệ sở hữu 50%. Công ty có  trụ sở tại Philippines trên đang được xếp vào nhóm công ty liên kết của Vinamilk.

Đối tác của Vinamilk là DMPI -  công ty con của Del Monte Pacific Limited và là một doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống đứng đầu tại Philippines. Theo kế hoạch hợp tác, liên doanh sẽ nhập khẩu các sản phẩm sữa từ Vinamilk, sau đó được tiếp thị và phân phối tại Philippines thông qua DMPI. Tổng vốn đầu tư giai đoạn đầu là 6 triệu USD. Giá trị đầu tư đến ngày 30/9 mới chỉ hơn 4,3 tỷ đồng.

Liên doanh của Vinamilk tại Philippines ra mắt người tiêu dùng 4 dòng sản phẩm sữa tiềm năng
Công ty liên doanh Del Monte-Vinamilk đã tổ chức họp báo ra mắt thương hiệu và 04 dòng sản phẩm sữa đầu tiên được giới thiệu đến người tiêu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư