
-
Chủ khu resort đắt đỏ bậc nhất Six Senses Ninh Vân Bay vẫn chật vật nợ nần
-
Vinafood II lên kế hoạch lãi 113,6 tỷ đồng trong năm 2025
-
Viconship lên kế hoạch lợi nhuận giảm khi lo ngại dư cung tại các cụm cảng
-
Giá vàng tăng dồn dập, PNJ vẫn nhiều nỗi lo
-
Chủ dự án Khu công nghiệp Cộng Hoà lên kế hoạch tăng trưởng trở lại trong năm 2025 -
Chứng khoán UP đặt kế hoạch lãi gấp 4 lần, Chủ tịch dự mua thêm hơn 51% vốn
Lỗ trở lại do hoạt động tài chính
Trong quý III/2024, Vinaship ghi nhận doanh thu đạt 163,19 tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 3,9 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 2,67 tỷ đồng, tức giảm 6,57 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 3%, lên 8%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp của Vinaship tăng 206,8% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 8,79 tỷ đồng, lên 13,04 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 87,3%, tương ứng giảm 7,14 tỷ đồng, về 1,04 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 931%, tương ứng tăng thêm 8,1 tỷ đồng, lên 8,97 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ 0,3%, tương ứng tăng thêm 0,03 tỷ đồng lên 8,93 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, trong quý III dù lợi nhuận gộp tăng mạnh nhưng Vinaship vẫn ghi nhận lỗ, nguyên nhân chủ yếu do hụt doanh thu tài chính và đồng thời chi phí tài chính bất ngờ tăng cao liên quan tới tỷ giá.
Vinaship thuyết minh doanh thu tài chính giảm chủ yếu lãi tiền gửi, tiền cho vay giảm từ 8,25 tỷ đồng, về 2,36 tỷ đồng và đồng thời không ghi nhận lãi tỷ giá so với cùng kỳ ghi nhận 4,64 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng đột biến chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư 6,29 tỷ đồng so với cùng kỳ không ghi nhận.
Ông Trần Danh Tuyên, người được ủy quyền công bố thông tin của Vinaship lý giải việc kinh doanh thua lỗ trong quý III chủ yếu do sau khi bán thanh lý tàu Vinaship Star trong quý II/2024, đội tàu hàng khô của Công ty còn 5 chiếc với tổng trọng tải 95.861 DWT, chủ yếu khai thác trên tuyến Đông Bắc và Đông Nam Á với phương thức cho thuê chuyến kết hợp định hạn và mặt hàng chủ yếu là xi măng, clinker, than, gạo, phân bón.
Trong quý III, hoạt động khai thác chịu ảnh hưởng bởi thời tiết xấu, cơn bão Yagi làm tê liệt nhiều hoạt động của cảng và chuỗi logistic hàng hoá khiến các tàu xếp hàng xi măng của công ty trong tháng 9 bị thiệt hại hàng chục ngày tàu do không điều động được hàng hoá từ nhà máy ra cảng xếp.
Thêm nữa, Vinaship còn chịu tác động biến động giảm bất thường của tỷ giá USD/VND trong cuối quý III đã khiến phát sinh khoản lỗ tài chính 8,9 tỷ đồng từ đánh giá lại khoản tiền USD dự trữ cho hoạt động đầu tư tàu biển.
Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm 2024, Vinaship ghi nhận doanh thu đạt 468,05 tỷ đồng, tăng 1,8% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 23,94 tỷ đồng, tăng 495,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2024, Vinaship đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 628,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 57,97 tỷ đồng và dự kiến đầu tư thêm 1 tàu có trọng tải từ 28.000 đến 32.000 DWT, tổng mức đầu tư dự kiến 12 triệu USD.
Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm 2024 với lãi trước thuế đạt 30,97 tỷ đồng, Vinaship đã hoàn thành 53,4% so với kế hoạch năm 2024.
Về quy mô tài sản, tính tới thời điểm 30/9/2024, tổng tài sản của Vinaship tăng 1,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 6,65 tỷ đồng, lên 624,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 336,2 tỷ đồng, chiếm 53,8% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 138,8 tỷ đồng, chiếm 22,2% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 44,2 tỷ đồng, chiếm 7,1% tổng tài sản và các tài sản khác.
Cổ phiếu VNA bật tăng nóng khi Viconship nâng sở hữu lên 40,01% vốn điều lệ
Về diễn biến giá cổ phiếu, gần đây cổ phiếu VNA liên tục tăng nóng khi nhóm cổ đông Công ty cổ phần Container Việt Nam (Viconship, mã VSC - sàn HoSE) nâng sở hữu. Trong đó, từ ngày 9/8 đến ngày 17/10, cổ phiếu VNA đã tăng 65,2%, từ 15.500 đồng lên 25.600 đồng/cổ phiếu.
Được biết, ngày 10/10, Viconship đã mua thêm hơn 12,76 triệu cổ phiếu VNA với giá 27.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng bỏ ra thêm khoảng 344,7 tỷ đồng để nâng sở hữu từ 2,46%, lên 40,01% vốn điều lệ tại Vinaship. Trong đó, bên bán chủ yếu là Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chuyển nhượng 5 triệu cổ phiếu; bà Nguyễn Thị Chung chuyển nhượng hơn 1 triệu cổ phiếu; bà Nguyễn Thị Quỳnh Giang chuyển nhượng 890.000 cổ phiếu; ông Nguyễn Văn Bằng chuyển nhượng 988.000 cổ phiếu …
Thêm nữa, tại thời điểm 30/9/2024, Vinaship có một cổ đông lớn là Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam sở hữu 51% vốn điều lệ; và còn lại 49% vốn điều lệ thuộc về các cổ đông nhỏ sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.
Như vậy, tính tới ngày 10/10/2024, Vinaship có hai cổ đông lớn gồm Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam sở hữu 51% vốn điều lệ; Viconship sở hữu 40,01% vốn điều lệ; và còn lại 8,99% vốn điều lệ thuộc về các cổ đông nhỏ sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.
Theo tìm hiểu, Vận tải biển Vinaship tiền thân là Công ty Vận tải biển III thành lập năm 1984. Nguồn thu của Công ty chủ yếu vẫn từ hoạt động kinh doanh vận tải biển quốc tế và một phần từ hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải, bốc xếp, khai thác bãi container.
Trong đó, Vinaship đang sở hữu đội tàu gồm 5 chiếc với tổng tải trọng là 95.861 DWT, độ tuổi bình quân hơn 20 tuổi, trong đó 3 tàu có trọng tải từ 22.000 – 27.000 DWT (28 tuổi), 1 tàu trọng tải 13.245 DWT (16 tuổi) và 1 tàu trọng tải 6.500 DWT (21 tuổi).

-
Domesco lên mục tiêu tăng trưởng thấp, ưu tiên tái đầu tư vào dự án tiềm năng -
ĐHĐCĐ Gelex: Quý I/2025 báo lãi tăng gấp rưỡi, tỷ lệ cổ tức phấn đấu tối thiểu 10%/năm -
IDI tham vọng tăng mạnh lợi nhuận, không chia cổ tức năm 2024 -
Thuỷ điện Hủa Na lên kế hoạch đi lùi trong năm 2025 dù mới mua 1 nhà máy -
Giá vàng tăng dồn dập, PNJ vẫn nhiều nỗi lo -
Chủ dự án Khu công nghiệp Cộng Hoà lên kế hoạch tăng trưởng trở lại trong năm 2025 -
Chứng khoán UP đặt kế hoạch lãi gấp 4 lần, Chủ tịch dự mua thêm hơn 51% vốn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 29/3
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cơ hội vàng để Việt Nam định vị trong chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu
-
3 Ủng hộ ý tưởng lập khu thương mại tự do Bình Định
-
4 TS. Giản Tư Trung: Cải tổ chiến lược giáo dục quốc gia để chắp cánh cho kinh tế tư nhân
-
5 Bài học từ phát triển kinh tế tư nhân ở Trung Quốc
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Dược phẩm - Thiết bị Y tế
-
Giảm chi phí đầu tư nhưng đảm bảo tính bền vững thực chất cho công trình xanh