Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Vinatex đạt doanh thu "khủng" gần 48.660 tỷ đồng, tăng trưởng 6,6%
Thế Hải - 27/12/2018 19:25
 
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex; Mã CK-VGT) cho biết, kết thúc năm 2018, VGT đạt doanh thu 48.658 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2017 và mang về giá trị xuất khẩu 3,05 tỷ USD.
Giám đốc Điều hành, Cao Hữu Hiếu cho hay, năm 2018 là một năm xuất khẩu ấn tượng, với giá trị xuất khẩu đạt 36,164 tỷ USD, tăng 16,3%, trong đó, Tập đoàn đóng góp 3,050 tỷ USD, tăng 10,9%.
Theo ông Cao Hữu Hiếu, Giám đốc Điều hành Vinatex, năm 2018 là một năm xuất khẩu ấn tượng của dệt may, với giá trị xuất khẩu đạt 36,164 tỷ USD, tăng 16,3%, trong đó, Vinatex đóng góp 3,050 tỷ USD, tăng 10,9%

Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh của Vinatex ngày 27/12 tại Hà Nội, ông Cao Hữu Hiếu Giám đốc Điều hành Vinatex cho hay, năm 2018 là một năm xuất khẩu ấn tượng của ngành dệt may Việt Nam khi giá trị xuất khẩu đạt 36,164 tỷ USD, tăng 16,3%, Trong đó, Vinatex đóng góp 3,05 tỷ USD, tăng 10,9%.

Tổng doanh thu toàn Vinatex thực hiện năm 2018 ước đạt 48.658,2 tỷ đồng bằng 100,8% kế hoạch năm 2018, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Lợi nhuận trước thuế năm 2018 ước đạt 1.532,9 tỷ đồng bằng 116,4% kế hoạch năm 2018, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2017.  Đáng lưu ý, lợi nhuận Công ty mẹ tăng 35% so với cùng kỳ năm 2017do đã dịch chuyển được chất lượng đơn hàng.

“Kết quả của năm 2018 là một chuỗi nỗ lực, được khởi động từ năm 2015 cho đến nay. Vinatex đã kiên trì theo đuổi 1 mục tiêu chiến lược, đó là tăng trưởng chất lượng và bền vững, chú trọng vào chất lượng đơn hàng, chất lượng khách hàng”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Năm qua, Vinatex tiếp tục giữ vị trí Top 5 các nhà sản xuất được khách hàng ưu tiên đặt hàng, thông qua việc tập trung phát triển theo chiều sâu, quan tâm đến việc bảo vệ môi trường xanh – sạch, nâng cấp, thay thế các máy móc thiết bị hiện đại đạt chuẩn quốc tế để sản phẩm đạt được độ chính xác cao hơn, năng suất lao động tăng lên.

Đồng thời, Vinatex lựa chọn các đơn hàng khó, đòi hỏi kỹ thuật cao để giảm thiểu tối đa biến động có thể đến với doanh nghiệp khi thị trường chung gặp khó khăn.

Nhìn rộng ra các nhà xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới, con số 36,164 tỷ USD xuất khẩu dệt may của Việt Nam càng có ý nghĩa, khi mà các nhà xuất khẩu lớn đều tăng trưởng thấp, thậm chí tăng trưởng âm.

Ông Hiếu dẫn chứng, xuất khẩu dệt may Trung Quốc năm 2018 ước đạt 266 tỷ USD, tăng 3,3% so với năm 2017, xuất khẩu dệt may Ấn Độ  ước đạt 36,43 tỷ USD, giảm 2,04% so với 2017; Bangladesh giảm 3,7% so với cùng kỳ, đạt gần 32,39 tỷ USD; Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan tăng nhẹ, lần lượt tăng 7,79% và 5,41%, duy chỉ có  Campuchia đạt 11,428 tỷ USD, tăng 8,2%.

Như vậy, so với các nước xuất khẩu dệt may chính, thì Việt Nam có tăng trưởng xuất khẩu ở mức cao nhất trong năm 2018, tới hai con số là 16,36%.

Nhưng, có được mức tăng trưởng khả quan trong năm 2018 không có nghĩa ngành này có thể duy trì tốt mức tăng vào năm 2019, khi mà ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu làm kinh doanh xuất khẩu sợi đi xuống.

Thời điểm này, đơn hàng xuất khẩu sợi khó hơn nhiều, giá xuất khẩu cũng bị ép xuống mạnh do thị trường xuất khẩu chính của sợi là Trung Quốc phá giá đồng NDT và ép giá sợi của Việt Nam.

“Doanh nghiệp đang kỳ vọng hết quý II/2019 thị trường sẽ ấm lại dần, và đây là thời điểm phải cầm cự, tôi được biết nhiều doanh nghiệp sợi có lượng hàng tồn kho rất lớn”, ông Hiếu thông tin.

Bởi vậy, kế hoạch của ngành năm 2019 là xuất khẩu 40 tỷ USD, trong đó Vinatex dự kiến tăng xuất khẩu 6% - 8%, doanh thu toàn ngành tăng 5 - 7%, lợi nhuận phấn đấu tăng12% so với năm 2018

[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt trên 36 tỷ USD
Năm 2018 là một năm thành công đối với hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 36 tỷ USD, tăng 16,01% so...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư