Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Vinatex: Doanh thu quý I/2020 giảm 7%, đơn hàng mới gần như không có
Hải Yến - 20/04/2020 09:45
 
Trước tác động trực tiếp của dịch Covid-19, trong quý 1/2020, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex, mã: VGT) đã bị sụt giảm 7% doanh thu so với cùng kỳ năm 2019, đạt 20% kế hoạch năm, trong khi đơn hàng mới giảm mạnh, gần như không có.
Tác động của dịch Covid-19 đã khiến doanh thu Quý I/2020 c ủa VGT giảm 7% so với cùng kỳ, đạt 20% kế hoạch.
Tác động của dịch Covid-19 đã khiến doanh thu quý I/2020 của VGT giảm 7% so với cùng kỳ, đạt 20% kế hoạch năm.

Theo báo cáo mới nhất của VGT, kết quả kinh doanh quý I/2020 chưa bị tác động nhiều do doanh nghiệp sử dụng hết nguyên liệu mua dự trữ trước đó và hiện tượng các nhà mua hàng ở châu Âu và Mỹ hoãn và hủy bắt đầu từ 2 tuần cuối tháng 3 đến nay.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đơn hàng sụt giảm mạnh, kéo giảm doanh thu xuất khẩu sụt, nên doanh thu quý I/2020 của VGT đã giảm 7% so cùng kỳ năm ngoái, đạt 20% kế hoạch năm.

Vừa qua Chính phủ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ theo NQ 42, NĐ 41 về gia hạn các khoản thuế, Thông tư 01 của NHNN cơ cấu thời hạn trả nợ, hiện các chính sách hỗ trợ vẫn đang chờ các Bộ ngành ban hành hướng dẫn. Chính vì vậy, Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng như các doanh nghiệp khác trên cả nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mong muốn các Bộ ngành sớm có hướng dẫn thực thi một cách thông thoáng và thuận lợi nhất để hỗ trợ hiệu quả, nhanh chóng giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này

Ông Cao Hữu Hiếu, Phó tổng giám đốc VGT

Ông Cao Hữu Hiếu, Phó tổng giám đốc VGT thông tin, hiện tại, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại châu Âu và Mỹ bước đầu đã vượt qua được giai đoạn căng thẳng nhất, nhưng  các nước này vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp hạn chế đi lại, giãn cách xã hội, các cửa hàng bán lẻ chưa được mở cửa cho đến đầu tháng 5, dẫn đến các đơn hàng tiếp tục bị hoãn, trong khi đơn hàng mới giảm mạnh, gần như không có.

"Những đơn hàng bị hoãn phần lớn là cho dịp Xuân - Hè, đúng thời điểm dịch bệnh bắt đầu bùng phát, dự kiến hết dịch thì thời tiết đã sang Thu nên khả năng cao đơn hàng dừng hoãn sẽ trở thành hủy, thời gian hoãn hợp đồng cũng cũng kéo dài lên đến 3 – 6 tháng", ông Hiếu cho biết.

Số liệu do VGT cập nhật cho thấy, Bangladesh, quốc gia cạnh tranh với dệt may Việt Nam, theo thống kê đến cuối tháng 3, trị giá đơn hàng hoãn, hủy đã lên tới gần 3 tỷ USD, ảnh hưởng tới 2 triệu lao động nước này.

Theo khảo sát mới nhất của Liên minh các nhà sản xuất dệt may quốc tế, các đơn hàng dệt may trên thế giới ước tính doanh số năm 2020 dự kiến giảm 29% so với trung bình của năm trước. Chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu bị gián đoạn dẫn đến doanh nghiệp không thể tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, chi phí gia tăng.

Thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp dệt may toàn cầu hiện tại là dòng tiền, yếu tố quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp dệt may, dòng tiền nằm ở hàng hóa, vòng quay luân chuyển hàng hóa bị dừng đồng nghĩa không có dòng tiền.

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, cơ hội cũng xuất hiện với một số ít các doanh nghiệp may mặc chuyển đổi sang sản xuất hàng phục vụ lĩnh vực y tế, phòng dịch. Hiện, VGT đang xúc tiến xuất khẩu mặt hàng khẩu trang vải 3 lớp chống giọt bắn, kháng khuẩn này sang một số quốc gia châu Âu và Mỹ như Séc, Hungary, Canada, Mỹ nhằm bù đắp một phần đơn hàng may mặc bị thiếu hụt.

Ở thời điểm hiện tại, đây là một trong các giải pháp giúp doanh nghiệp dệt may duy trì việc làm cho người lao động, chờ dịch bệnh qua đi để khôi phục lại sản xuất, nhưng theo Phó tổng giám đốc VGT, Cao Hữu Hiếu, đây chưa thể coi là mặt hàng chiến lược khi nhu cầu khẩu trang chỉ mang tính thời điểm.

Việt Nam có nên là công xưởng sản xuất khẩu trang?
Sản xuất khẩu trang đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp dệt may thoát khó trong bối...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư