-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Một số doanh nghiệp dệt may đã chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang để đáp ứng nhu cầu thị trường trong mùa dịch. Ảnh: Đ.T |
Đo năng lực cung ứng
Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) đánh giá, Việt Nam có đủ năng lực để trở thành quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới. Báo cáo của 50 doanh nghiệp dệt may cho thấy, năng lực sản xuất mặt hàng này lên đến 8 triệu chiếc/ngày (200 triệu chiếc/tháng). Sản lượng tính trên quy mô toàn ngành sẽ lớn hơn nhiều.
Những ngày qua, Covid-19 lan rộng trên toàn thế giới, nhiều quốc gia thiếu trầm trọng găng tay, đồ bảo hộ đã đặt hàng gia công tại Việt Nam. 450.000 bộ quần áo bảo hộ DuPont do Nhà máy DuPont tại Việt Nam (Bình Dương) sản xuất đã được bàn giao cho Mỹ. Tổng công ty May 10 nhận được nhiều đơn hàng khẩu trang trị giá hàng chục triệu USD, mở ra cơ hội cho phân khúc đồ bảo hộ y tế. Công ty Dệt kim Đông Xuân cũng đã xuất khẩu khẩu trang vải cho thị trường Nhật Bản…
Với năng lực cung ứng như trên, Việt Nam được đánh giá có thể trở thành “công xưởng” sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ y tế cho thế giới.
Nguyên liệu sản xuất khẩu trang về cơ bản không quá khắt khe. Trước đây, doanh nghiệp phải nhập khẩu vải kháng khuẩn hoặc hóa chất để sản xuất vải kháng khuẩn. Nhưng hiện nay, một số doanh nghiệp, điển hình như Công ty Dệt lụa Nam Định, đã có thể tự sản xuất vải kháng khuẩn hoàn toàn từ nguyên liệu sinh học trong nước. Do vậy, nếu có thị trường, có khách hàng, thì năng lực sản xuất khẩu trang của các doanh nghiệp còn có thể nâng cao hơn nữa.
Nhìn chung, sản xuất mặt hàng khẩu trang không đòi hỏi đầu tư nhiều. Về cơ bản, với hệ thống nhà xưởng, thiết bị và công nhân, hầu hết doanh nghiệp dệt may đều có thể làm được khẩu trang. Vì thế, khả năng sản xuất khẩu trang của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn. Riêng đối với khẩu trang y tế, Chính phủ chỉ cho phép các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và được phép dành 25% để xuất khẩu.
Tuy nhiên, giới chuyên gia và nhiều doanh nghiệp thận trọng cho rằng, còn quá sớm để đề cập từ “công xưởng”. Nhu cầu khẩu trang là ngắn hạn, còn về lâu dài, Việt Nam vẫn phải phát huy thế mạnh dệt may hàng hóa, trang phục của mình.
Thận trọng và nghiên cứu kỹ thị trường
Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu, chỉ sau nhóm hàng điện thoại. Sau khi đạt kim ngạch xuất khẩu 39 tỷ USD trong năm 2019, ngành dệt may hướng đến mục tiêu vượt 40 tỷ USD trong năm 2020.
Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas)
Tuy nhiên, Covid-19 đã khiến ngành xuất khẩu này đối mặt với nhiều thách thức. Tháng 2/2020, khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, các doanh nghiệp dệt may trong nước bị đứt nguồn cung nguyên liệu, nhất là nguồn cung vải. Sang tháng 3, khi nguồn cung từ Trung Quốc được nối lại, thì dịch bùng phát ở châu Âu, Hoa Kỳ…, khiến những thị trường nhập khẩu lớn gần như đóng băng, khách hàng liên tiếp đề nghị giãn, hoãn hoặc hủy đơn hàng.
Trong bối cảnh đó, sản xuất khẩu trang trở thành một giải pháp hiệu quả để các doanh nghiệp dệt may có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân và có thu nhập để bù đắp thiệt hại do bị tạm dừng các đơn hàng. Các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cũng đã hỗ trợ, tìm kiếm đầu mối để giúp tiêu thụ sản phẩm khẩu trang vải cho doanh nghiệp.
Dẫu vậy, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng, các doanh nghiệp dệt may có thể tranh thủ khai thác thị trường tại thời điểm này, nhưng nếu coi khẩu trang là sản phẩm lâu dài, đầu tư quy mô lớn, thì cần thận trọng.
Theo đại diện Cục Xuất nhập khẩu, khẩu trang là mặt hàng thiết yếu trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, nhưng khi dịch bệnh đi qua, nhu cầu khẩu trang sẽ giảm xuống. Vì vậy, đây là mặt hàng có tính thời vụ, tính ổn định không cao.
Bên cạnh đó, ông Hải lưu ý, thị trường các nước phát triển thường đòi hỏi yêu cầu cầu cao về chất lượng, tính an toàn với người sử dụng. Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang cần tự đánh giá năng lực sản xuất của mình có phù hợp không; tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các tiêu chuẩn này để đáp ứng, xin các giấy chứng nhận phù hợp để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu…
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025