
-
TP.HCM mời gọi đầu tư 41 dự án giáo dục, y tế, thể thao
-
TP.HCM cần hơn 4.500 tỷ đồng khép kín đường Vành đai 2
-
Quy hoạch tỉnh Phú Thọ: Cần 800.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2021 - 2030
-
Lâm Đồng: Doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư vào lĩnh vực cấp nước
-
Dự án hạ tầng giao thông TP.HCM: Kỳ vọng vào nhà đầu tư nước ngoài -
Điệp khúc đội vốn tại nhiều dự án giao thông trọng điểm
Theo UBND tỉnh Vĩnh Long, tính đến ngày 30/9/2021, Tỉnh đã giải ngân vốn đầu tư công được 2.314,352 tỷ đồng, đạt 53,71% kế hoạch. Trong đó, vốn của Tỉnh thực hiện được 1.767,416 tỷ đồng, đạt 55,54%; vốn Trung ương thực hiện được 554,124 tỷ đồng, đạt 48,6%. Trên địa bàn Tỉnh đã có 130/137 dự án khởi công mới, đã quyết toán vốn đầu tư dự án 277 công trình, đang thẩm tra 53 công trình.
Kết quả về khối lượng và giải ngân nguồn vốn chuyển tiếp tỉnh Vĩnh Long còn chậm. Cụ thể, các dự án có vốn chuyển tiếp còn 12 công trình chưa giải ngân; 18 công trình giải ngân dưới 30%; 5 công trình giải ngân dưới 40%; các dự án thuộc vốn ODA giải ngân chỉ đạt 6%. Riêng các dự án thuộc nguồn bội chi ngân sách giải ngân đạt tỷ lệ cao, với 81%.
Một góc thành phố Vĩnh Long |
Nguyên nhân được UBND tỉnh Vĩnh Long chỉ ra là do công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn rất chậm (do chậm giải quyết khiếu nại, chậm bàn giao mặt bằng, chậm cưỡng chế…) dẫn đến chậm giải ngân phần vốn bồi thường giải phóng mặt bằng và vốn xây lắp công trình.
Bên cạnh đó, sự quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền các cấp chưa tốt; công tác tham mưu của cơ quan chuyên môn cấp huyện trong thực hiện nhiệm vụ chưa chủ động, đề xuất (không quyết tâm, không sâu sát, không kịp thời); một số chủ đầu tư chưa chủ động trong quá trình thực hiện, yếu kém về năng lực…
Về nguyên nhân khách quan, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và mùa mưa bão cũng đã ảnh hưởng đến thi công công trình, làm chậm tiến độ giải ngân.
Để khắc phục tình trạng trên, ông Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Vĩnh Long yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương trong thời gian tới cần tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng, giải quyết khiếu nại, vận động, cưỡng chế; thường xuyên tháo gỡ khó khăn cho từng dự án/ công trình cụ thể (đặc biệt là vốn Trung ương, vốn vay ODA, các công trình nông thôn mới...) để đẩy nhanh tiến độ về khối lượng và giải ngân vốn.
Tập trung hoàn thành thủ tục đối với 7 dự án chưa khởi công để khởi công trong cuối tháng 10/2021 và chậm nhất 15/11/2021 phải dứt điểm. Đối với các dự án thuộc nguồn vốn Trung ương, vốn năm 2020 chuyển sang 2021 phải tập trung xử lý dứt điểm.
Đồng thời, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra để xử lý vi phạm trong đầu tư xây dựng, đấu thầu, tiến độ, chất lượng trong xây dựng; rà soát điều chỉnh, bổ sung, cắt vốn để đảm bảo cân đối nguồn thu...

-
Dự án hạ tầng giao thông TP.HCM: Kỳ vọng vào nhà đầu tư nước ngoài -
Điệp khúc đội vốn tại nhiều dự án giao thông trọng điểm -
Tập trung nâng cao năng suất lao động -
Việt Nam thêm nhiều cơ hội đón dòng vốn FDI xanh -
Giao đầu mối nghiên cứu đầu tư nâng cấp "kênh đào Suez" của miền Tây vốn 2.276,68 tỷ đồng -
Bình Định đặt kỳ vọng tăng thu ngân sách từ Dự án Nhà máy Kurz Việt Nam -
Đã tìm được nhà đầu tư thực hiện cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/12
-
2 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Đề án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
-
3 “Bà trùm” Trương Mỹ Lan phù phép rút ruột cả triệu tỷ đồng từ SCB - Bài 5: Những thùng xốp chứa hàng triệu USD bẻ cong sự thật
-
4 Các tỉnh phía Nam đón “sóng” đầu tư mới từ Hoa Kỳ
-
5 Bức tranh đầu tư bất động sản dần sáng
-
BAC A BANK tiếp tục giảm lãi vay, đồng hành cùng doanh nghiệp
-
Carlsberg Việt Nam - Doanh nghiệp lấy con người làm trọng tâm để phát triển
-
Phát động Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023
-
Chuẩn EU-GMP giúp doanh nghiệp dược có lợi thế xuất khẩu
-
Ra mắt GROHE SPA tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương: Trải nghiệm sức mạnh chữa lành của nước
-
HRC Hòa Phát đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn khắt khe của thế giới