-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
TIN LIÊN QUAN | |
Vĩnh Phúc thành công trong thu hút vốn FDI | |
Khánh thành cầu Vĩnh Thịnh, cầu vượt sông dài nhất Việt Nam | |
Vĩnh Phúc sẽ có KCN cho nhà đầu tư Nhật |
Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 172 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 2.938 triệu USD. Các doanh nghiệp FDI chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chế tạo, ô tô, xe máy, linh kiện điện tử…
Nhà máy Honda tại Vĩnh Phúc |
Chia sẻ thành công từ chính nhà đầu tư
Theo khảo sát mới nhất của Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam, các doanh nghiệp FDI ngày càng yên tâm hơn về môi trường đầu tư của Việt Nam. Nhìn một cách bao quát, Việt Nam đã dần cải thiện nhiều hơn về dịch vụ logistics, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, cải cách thủ tục hành chính, nhiều bộ luật của Việt Nam đã và đang có những bước tiến gần hơn với luật thế giới.
Để thu hút nhà đầu tư các nước vào Việt Nam, ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, khẳng định: Tăng cường xúc tiến đầu tư tại chỗ, thông qua việc giới thiệu các hoạt động thành công và ổn định của các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam đến với các nhà đầu tư nước khác là nhằm đón đầu làn sóng đầu tư mới khi đến Việt Nam.
Nhìn nhận từ góc độ tiếp cận, giải quyết các vấn đề liên quan đến thu hút đầu tư tại chỗ đối với các doanh nghiệp FDI. Trong các hội nghị xúc tiến đầu tư, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã “tranh thủ” sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài với các dự án thành công tại tỉnh để chia sẻ với các nhà đầu tư mới. Các hội nghị 3 bên giữa chính quyền, nhà đầu tư tiềm năng và chủ đầu tư hiện tại đã tạo ra môi trường đối thoại trực tiếp và minh bạch các vấn đề nhà đầu tư quan tâm.
Ông O-Sung Kwon - Tổng giám đốc Công ty TNHH Sindoh Vina, Vĩnh Phúc, Việt Nam cho biết: “Sau thời gian khảo sát môi trường đầu tư của Philippine và nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam, Công ty TNHH Sindoh, Hàn Quốc đã quyết định chọn tỉnh Vĩnh Phúc để đầu tư dự án sản sản xuất máy văn phòng cao cấp vì Vĩnh Phúc hội tụ các điều kiện mà chúng tôi cần: Lãnh đạo tỉnh rất năng động, thân thiện và luôn ủng hộ các nhà đầu tư; vị trí địa lý và giao thông của tỉnh rất thuận lợi; hạ tầng cho đầu tư khá đồng bộ; nền đất cứng giảm chi phí xây dựng công trình; các cơ quan chuyên môn của tỉnh hỗ trợ nhà đầu tư rất nhiệt tình; thủ tục hành chính về đầu tư đơn giản và được giải quyết nhanh chóng theo cơ chế một cửa liên thông; nguồn lao động trẻ, dồi dào, dễ tuyển dụng;… Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng, dự án của Sindoh sẽ thành công tại Vĩnh Phúc, Việt Nam.
Việc xúc tiến đầu tư tại chỗ, chăm sóc các dự án sau cấp phép có vai trò hết sức quan trọng trong thu hút đầu tư, nhất là đối với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn có uy tín trên thế giới. Quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư sẽ hiệu quả hơn và thực chất hơn khi lấy hiệu quả hỗ trợ, chăm sóc DN sau đầu tư làm thước đo về môi trường đầu tư, là cách hữu hiệu để thu hút các DN đến đầu tư.
Các chương trình, hội nghị xúc tiến đầu tư tại các quốc gia, vùng lãnh thổ được tỉnh Vĩnh Phúc lên kế hoạch cụ thể, bài bản với nhiều chương trình đối thoại hợp tác, ký kết biên bản ghi nhớ, mang sắc thái chính trị đã đem lại những kết quả nhất định như chương trình xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản- Hàn Quốc; Singgapore; Australia-Newzealand; Nga-Italia-Hà Lan/Thụy Điển– Phần Lan; UAE-Nam Phi-Ấn Độ; Hoa Kỳ.
Ông Nguyễn Công Lộc, Trưởng Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc cho biết: Bản thân các doanh nghiệp nói về môi trường đầu tư khi họ đã trải nghiệm sẽ hiệu quả hơn nhiều các chương trình xúc tiến đầu tư khác. Trong giai đoạn mới, với sự ra đời của nhiều khu công nghiệp, công tác xúc tiến đầu tư chắc chắn đang đặt ra những mục tiêu cao hơn khi khả năng thu hút sẽ không dễ dàng bởi sự cạnh tranh toàn cầu và suy thoái kinh tế liên tục tiếp diễn như hiện nay. Hoạt động xúc tiến đầu tư rất năng động của Vĩnh Phúc sẽ có thêm các hình thức mới như chủ động tổ chức các đoàn công tác ra nước ngoài để marketing trực tiếp và tranh thủ các chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.
Ông Phạm Văn Vọng, Bí thư Tỉnh Ủy Vĩnh Phúc nhìn nhận: Một trong những trọng tâm mà Vĩnh Phúc đang hướng tới là cải thiện môi trường đầu tư, bao gồm thu hút đầu tư mới và thu hút đầu tư tại chỗ. Nghĩa là làm sao để những doanh nghiệp nước ngoài nhìn thấy doanh nghiệp đang đầu tư làm ăn hiệu quả, từ đó họ dễ dàng quyết định đầu tư vào Vĩnh Phúc hơn. Cải thiện môi trường đầu tư không nằm ngoài việc ổn định, tạo sự an tâm, thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.
Quyết tâm của lãnh đạo
Một trong những giải pháp quan trọng để xúc tiến đầu tư hiệu quả chính là sự năng động của lãnh đạo tỉnh. Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp để những doanh nghiệp (DN) lớn tìm thấy đích đến đầu tư tại Vĩnh Phúc luôn được các cấp lãnh đạo tỉnh chủ động trong các cuộc tiếp xúc với các đối tác đầu tư, nhờ đó môi trường đầu tư, hiệu quả xúc tiến thu hút đầu tư và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được cải thiện.
Trong 9 tháng đầu năm 2014, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư cùng với các Sở ngành có liên quan tổ chức tiếp và làm việc trên 50 đoàn công tác với trên 250 người là nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu môi trường, cơ hội đầu tư tại tỉnh; trong đó có một số nhà đầu tư tiêu biểu như: Đoàn doanh nghiệp Nhật Bản (do ông Sato Masaaki- nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Miyagi làm trưởng đoàn); Đoàn công tác JJCA khảo sát và triển khai lập dự án xây dựng nhà xưởng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản tại KCN Bá Thiện; Công ty TNHH Deahan A&C Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư xây dựng cảng cạn ICD; Công ty Deaduk Hàn Quốc chuyên sản xuất tấm FDCB; Trường ĐH Porland và Trường ĐH Arizona Hoa Kỳ đến tìm hiểu,phối hợp với tỉnh Vĩnh Phúc về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh; Trường ĐH Cambridge (Anh Quốc); Tập Đoàn TAL, Công ty Hup Lun (Hồng Công); Công ty U-One (Hàn Quốc); Công ty Veggry và Công ty Always (Nhật Bản)…
Bên cạnh đó, việc nắm bắt những khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như đầu tư, vốn, lao động, thuế-hải quan, an ninh trật tự, vv…những kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp với tỉnh luôn được Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư theo sát. Tỉnh sẽ giải quyết tốt hơn nữa thủ tục hành chính để rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cấp giấy phép. Cụ thể, những hồ sơ nào theo quy định của pháp luật không phải hỏi ý kiến của các bộ, ngành thì chủ động giải quyết luôn. Đồng thời, thực hiện việc phân loại hồ sơ, hồ sơ nào đơn giản thì sẽ phải giải quyết nhanh hơn từ 1/3 đến 1/2 thời gian so với quy định hiện nay.
Tính đến hết tháng 9/2014 có 14 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Vĩnh Phúc, đứng đầu là Đài Loan với 38 dự án vốn đăng ký 1.120 triệu USD, thứ 2 là Nhật Bản với 21 dự án vốn đăng ký 717 triệu USD; thứ 3 là Hàn Quốc với 69 dự án vốn đăng ký 592 triệu USD, tiếp theo là Singapore, Ý, Thái Lan…Các dự án chủ yếu của doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc và Nhật Bản đang tạo sự lan tỏa về môi trường đầu tư hấp dẫn của tỉnh.
Theo đánh giá của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh, sở dĩ số dự án FDI đầu tư vào Vĩnh Phúc tăng là do môi trường đầu tư của tỉnh ngày càng thông thoáng, cơ sở hạ tầng được cải thiện. Ngoài ra, nền kinh tế vĩ mô trong nước khá ổn định nên nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội kinh doanh. Một số nhà đầu tư đón đầu cơ hội Việt Nam ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương. Dự báo, những tháng cuối năm 2014, tình hình thu hút đầu tư ở Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục tăng, nhất là làn sóng đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc.
Với một thông điệp rõ ràng “các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc là công dân của Vĩnh Phúc”. Vì thế, để những “công dân” mới trụ vững, phát triển tốt, các cấp, ngành và các địa phương trong tỉnh đang tăng tốc thực hiện Đề án cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2013-2015; đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư, tăng cường đối thoại, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp.
Nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm của Vĩnh Phúc phấn đấu thu hút từ 5-7 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 50-70 triệu USD ( trong đó cấp mới từ 20-30 triệu USD, điều chỉnh tăng vốn từ 30-40 triệu USD) và 10-15 dự án DDI với tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng. |
Diệu Thúy
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025