-
Bí quyết giúp cai nghiện thuốc lá -
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh do virus Marburg là một bệnh có độc lực cao, gây sốt xuất huyết, tỷ lệ tử vong lên tới 88%.
Virus Marburg hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh, cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh nặng là tử vong. |
Ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới, trong giai đoạn từ ngày 7/1 - 7/2 ghi nhận tại Guinea Xích đạo (quốc gia ở Tây Phi) có 9 người tử vong và 16 người có triệu chứng sốt cao, nôn do sốt xuất huyết Marburg.
Vì lo ngại nguy cơ lây lan rộng nên hiện Bộ Y tế Guinea Xích đạo đã thực hiện phong tỏa tỉnh Kie-Ntem và huyện Mongomo liền kề, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của 4.325 người.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tử vong các ca bệnh trong đợt bùng phát đầu tiên năm 1967 là 24%, song tăng lên 83% trong đợt dịch ở Congo năm 1998-2000, tiếp tục tăng lên 100% vào năm 2017 khi lây lan ở Uganda.
Theo đó, tỷ lệ tử vong dao động từ 23% đến 90%, tùy thuộc vào chủng virus và cách giám sát và điều trị ca bệnh.
Virus Marburg là loại virus rất nguy hiểm, xét về độ kịch độc thì Marburg gần như không có đối thủ. Nếu như Dengue, Zika thuộc họ Flaviviridae chỉ thuộc nhóm nguy cơ số 2 - tức không quá nghiêm trọng và có thể điều trị, phòng ngừa thì Marburg lại được xếp vào nhóm nguy cơ số 4.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh do virus Marburg là một bệnh có độc lực cao, cùng họ với virus Ebola, truyền sang người từ dơi và lây lan giữa người với người thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người, bề mặt và vật liệu bị nhiễm mầm bệnh.
Nhiều bệnh nhân có thể có các triệu chứng xuất huyết nghiêm trọng trong vòng 7 ngày. Các triệu chứng do virus Marburg gây ra bắt đầu đột ngột với sốt cao, nhức đầu dữ dội và khó chịu.
Hiện chưa có vắc-xin hoặc phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh do virus Marburg. Tuy nhiên, việc chăm sóc hỗ trợ sớm bằng bù nước và điều trị triệu chứng sẽ giúp cải thiện khả năng sống.
Trước sự bùng phát của virus được cho là nguy hiểm hơn nhiều so với virus Ebola, nhiều người lo ngại về nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế), đây là virus lây từ động vật sang người, không phải là bệnh mới.
Lần đầu tiên ghi nhận virus này lây sang người là ở Đức vào năm 1967. Vào thời điểm đó, một số khỉ bị nhiễm bệnh được nhập từ châu Phi đã gây ra các đợt bùng phát tại nhiều phòng thí nghiệm ở Marburg, Frankfurt (Đức) và Belgrade (thủ đô của Nam Tư khi đó, nay thủ đô là Serbia), khiến 7 người tử vong.
Đặc điểm của virus Marburg khi lây bệnh thì có tỷ lệ tử vong cao, thậm chí lên tới hơn 80%. Năm 2004, virus này bùng phát ở Angola và lây nhiễm cho 252 người, 90% trong số họ đã tử vong. Ghana cũng đã báo có về một đợt bùng phát nhỏ trong năm 2022 với 2 trường hợp tử vong.
Còn theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, với người mắc bệnh, đây là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, nhưng đối với cộng đồng, bệnh do virus Marburg gây ra không có nhóm bệnh triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng. Do đó, căn bệnh nay khó có thể lan rộng như những bệnh có nhóm triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng.
Nhận định nguy cơ lây lan virus Marburg vào Việt Nam, ông Phu cho biết, virus này lây chủ yếu qua tiếp xúc và dịch tễ, lưu hành ở châu Phi nhiều năm nay, lây lan ra các quốc gia ở các châu lục khác đều rất hiếm, ngoại trừ khi có các ca bệnh mắc ở châu Phi về thì quốc gia đó ghi nhận những ca xâm nhập.
“Nếu bệnh có vào Việt Nam thì qua con đường nhập cảnh, nên nguy cơ virus lây nhiễm, bùng phát về nước ta là thấp”, ông Phu nói.
Cùng quan điểm này, bác sĩ Cấp cho rằng, khi nhiễm virus Marburg, bệnh nhân thường nặng, nằm bệt một chỗ, nên sẽ khó lây hơn, nhất là trên phạm vi vùng, quốc gia. Tỷ lệ lây virus Marburg thấp hơn so với nhóm bệnh có thời gian ủ bệnh dài hoặc bệnh không có triệu chứng.
Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, nếu không tiếp xúc với người bệnh thì không có khả năng lây bệnh. “Tuy nhiên, chúng ta phải làm tốt công tác phòng bệnh như kiểm soát người từ châu Phi về. Nếu có ca xâm nhập từ châu Phi về, khi có triệu chứng cần phải báo ngay y tế địa phương, cơ sở y tế để có biện pháp cách ly ngay, tránh để lây lan ra cộng đồng”, ông Phu nói.
Theo chuyên gia bệnh truyền nhiễm, bệnh do virus Marburg gây ra có biểu hiện ban đầu giống như sốt virus thông thường như: Sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, mỏi cơ khớp, buồn nôn.
Sau đó bệnh nặng lên, có thể có rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng, tử vong tương đối nhanh trong vòng 7 ngày, tương tự như virus Ebola. Người nhiễm virus này thường có triệu chứng và được cách ly theo quy định, nên khả năng bị lây của người Việt Nam do tiếp xúc từ người bệnh cũng thấp.
Virus Marburg hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh, cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh nặng là tử vong. Vì vậy, việc tránh tiếp xúc với người mắc bệnh và vệ sinh bề mặt bị vấy bẩn là rất quan trọng, cũng như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay để phòng bệnh.
Tuy virus Marburg chưa xuất hiện tại Việt Nam, nhưng người dân không nên chủ quan, cũng như không quá hoang mang, lo lắng, quan ngại.
“Mọi người cần thường xuyên theo dõi, cập nhật các khuyến cáo của ngành Y tế để chủ động phòng, chống căn bệnh này”, PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo.
Theo giới chuyên gia, trong giai đoạn đầu nhiễm virus Marburg, việc phát hiện virus có thể được thực hiện qua mẫu ngoáy họng và mũi, mẫu dịch não tủy, mẫu nước tiểu và/hoặc mẫu máu.
Sau đó, các mẫu phẩm này có thể được phân tích bằng các phương pháp chẩn đoán như: Xét nghiệm ELISA (xét nghiệm miễn dịch enzyme liên kết); Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên
Xét nghiệm trung hòa huyết thanh; Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (RT-PCR); Phân lập virus bằng nuôi cấy tế bào.
Cách phòng ngừa nhiễm virus Marburg tốt nhất ở thời điểm hiện tại là ngăn chặn sự lây truyền trực tiếp từ người sang người cũng như hạn chế sự lây lan virus từ vật chủ hoặc động vật bị nhiễm bệnh sang người.
Các biện pháp phòng ngừa được chuyên gia khuyến cáo như sau: Tránh tiếp xúc hoặc đến nơi cư trú của loài dơi ăn quả châu Phi, động vật hoang dã bị nhiễm virus như: khỉ, linh dương rừng, loài gặm nhấm…
Không ăn/tiêu thụ thịt của động vật hoang dã. Nấu chín kỹ thực phẩm trước khi ăn, nhất là các loại thịt. Phát hiện sớm và cách ly nhanh chóng hệ thống các ca bệnh. Truy vết kịp thời những người có tiếp xúc với người nhiễm Marburg và giám sát chặt chẽ những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh.
Hạn chế tiếp xúc với người nghi nhiễm hoặc bị nhiễm virus Marburg. Hạn chế tiếp xúc với người nghi nhiễm, đặc biệt mặc áo bảo hộ, đeo găng tay, khẩu trang, mắt kính, rửa tay thường xuyên,… nếu tiếp xúc với người bệnh. Thận trọng với các chất thải như máu, bãi nôn, nước bọt, nước tiểu, phân… hoặc bất cứ đồ vật nào của người bệnh.
Ở khía cạnh quan hệ tình dục, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, nam giới sau khi khỏi bệnh cần đợi ít nhất 12 tháng mới nên quan hệ tình dục an toàn, trừ khi xét nghiệm tinh dịch của người đã khỏi bệnh cho kết quả âm tính trong 2 lần khác nhau.
Virus Marburg là một loại virus gây chết người nguy hiểm nhất, khả năng lây nhiễm nhanh với tỷ lệ tử vong lên đến 90%, do đó tuyệt đối không thể lơ là trong vấn đề phòng bệnh.
Việc trang bị đầy đủ các kiến thức phòng ngừa, phát hiện sớm các triệu chứng, áp dụng các biện pháp cách ly và điều trị theo triệu chứng cho trẻ em và người lớn rất quan trọng.
-
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Thành tựu y khoa trong lĩnh vực can thiệp bào thai tại Việt Nam -
Chiến lược truyền thông toàn diện và sáng tạo chống thuốc lá mới hướng tới giới trẻ -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Hà Nội sẽ xây dựng 5 tổ hợp y tế chất lượng cao -
Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up