-
Mở NCB iziMobile lì xì online, nhận quà lấy hên ngày Tết -
Ngân hàng không nghỉ Tết -
VietCredit công bố kết quả quý IV/2024: Lợi nhuận trở lại nhờ số hóa sản phẩm tài chính -
BVBank đạt 390 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Sacombank bắt tay Bamboo Airways khai thác phòng chờ thương gia tại Sân bay Nội Bài -
Ngân hàng lại rao bán 400 khoản nợ vay tiêu dùng để thu hồi nợ
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào. |
Vai trò của Visa trong sự phát triển của thanh toán điện tử và kinh tế số tại Việt Nam ra sao, thưa bà?
Với sự phát triển của nền kinh tế, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến, đặc biệt là các hình thức mới và thuận tiện hơn. Vai trò của Visa là hỗ trợ tất cả các tổ chức tài chính là các ngân hàng, các định chế tài chính, các công ty tài chính và cả các công ty fintech.
Visa đang hoạt động tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ trong 1 giây, hệ thống thanh toán của Visa là VisaNet có thể thực hiện khoảng 65.000 giao dịch. Các ngân hàng đối tác và Visa đang tích cực mở rộng hệ thống chấp nhận thanh toán, ví dụ như các máy đọc thẻ hay các POS ở các đơn vị cung cấp dịch vụ, các nhà hàng, trung tâm mua sắm…
Ngoài ra, các hình thức thanh toán cũng ngày càng tiên tiến hơn khi khách hàng có thể thanh toán nhanh chóng và an toàn bằng cách quét mã QR hoặc thanh toán không chạm (contactless). Trên toàn cầu, ngoài 15.600 khách hàng trực tiếp của Visa là tổ chức tài chính, còn có hàng tỷ khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và 54 triệu điểm chấp nhận thẻ (ví dụ siêu thị được gọi là một địa điểm chấp nhận thẻ, thì siêu thị đó có thể có hàng trăm máy chấp nhận thẻ).
3,3 tỷ thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ thương hiệu Visa và tổng giao dịch thanh toán 188 tỷ USD (tính đến tháng 12/2018) đã cho thấy vai trò của Visa trong thanh toán số trên toàn thế giới.
Được biết, nghiên cứu của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng cho thấy sự gia tăng nhanh chóng về số lượng người sử dụng thanh toán điện tử. Công nghệ an toàn bảo mật của Visa ra sao để giúp khách hàng yên tâm khi thực hiện giao dịch, thưa bà?
Theo nghiên cứu của Visa, 73% số người được khảo sát trả lời rằng, họ đang sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và 82% đã thực hiện giao dịch trên điện thoại di động. Trong phát triển nền kinh tế số, yếu tố an ninh phải đặt lên hàng đầu, vì vậy, việc bảo mật thông tin của khách hàng cũng như đảm bảo an toàn cho khách hàng khi thực hiện giao dịch trong hệ sinh thái là rất quan trọng. Visa liên tục đầu tư vào các công nghệ bảo mật mới ở các cấp độ khác nhau, đưa vào ứng dụng cùng các khách hàng đối tác của Visa tại thị trường Việt Nam.
Ngày 28/3 và 29/3 vừa qua, chúng tôi đã tổ chức Hội thảo giới thiệu lộ trình an ninh thanh toán tại Việt Nam từ năm 2019 đến 2021 với các công nghệ mới về bảo mật và hỗ trợ các bên ứng dụng công nghệ, hướng tới mục tiêu an toàn bảo mật thông tin và giao dịch khi thanh toán.
Visa đang hoạt động tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. |
Du lịch là một trong những lĩnh vực ưu tiên phát triển của Việt Nam. Xin bà chia sẻ vai trò của Visa nhằm giúp Việt Nam gia tăng thanh toán xuyên biên giới trong bối cảnh đất nước ngày càng thu hút khách du lịch quốc tế?
Hiện nay, du lịch được xác định là một trong những lĩnh vực kinh tế trọng tâm của Việt Nam. Theo mục tiêu của Chính phủ, năm 2019, Việt Nam sẽ thu hút 18 triệu khách du lịch quốc tế. Vậy nên, thanh toán giao dịch xuyên biên giới là một trong những chiến lược trọng tâm của Visa. Qua đó, chúng tôi cung cấp các tiện ích thanh toán khi người tiêu dùng đi du lịch, kết hợp với các tổ chức phát hành tận dụng thế mạnh toàn cầu trong việc kết nối các thị trường để đưa ra các ưu đãi về chăm sóc, mua sắm, đi lại… cho người du lịch.
Visa rất mong muốn có thể đẩy mạnh hợp tác với các bên để cùng tìm ra các giải pháp mới, cũng như phân tích hành vi người tiêu dùng tại thị trường nhằm thu hút khách du lịch nước ngoài, thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển. Thanh toán xuyên biên giới là cơ hội lớn cho các tổ chức tài chính tại thị trường Việt Nam trong việc phối hợp với Visa để tăng cường lợi ích cho khách du lịch trong và ngoài nước.
Trước khi làm Giám đốc của Visa, bà đã đảm nhiệm một số vai trò quan trọng ở một số ngân hàng tại Việt Nam. Nền tảng kinh nghiệm đã giúp bà thuận lợi như thế nào khi đảm nhiệm vai trò mới? Visa có những chương trình cụ thể nào trong tương lai giúp người dân có điều kiện sử dụng thẻ rộng rãi và thuận lợi hơn những thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam?
Tôi đã công tác trong lĩnh vực ngân hàng với 25 năm ở khối doanh nghiệp và bán lẻ. Khi làm việc tại ngân hàng, tôi tìm kiếm những giải pháp hỗ trợ từ các tổ chức tài chính, đối tác để đáp ứng nhu cầu thị trường và các xu thế mới trong thanh toán.
Với Visa, chúng tôi không ngừng nghiên cứu và đưa ra các giải pháp mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa tới thị trường. Trong nền kinh tế số, dữ liệu là mạch máu và năng lực phân tích dữ liệu, hiểu hành vi người tiêu dùng để đánh giá hành vi và đưa ra các giải pháp phù hợp với hành vi người tiêu dùng là điều rất quan trọng. Vì thế, Visa đã và đang hỗ trợ các tổ chức tài chính trong phân tích cơ sở dữ liệu nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của Công ty và tăng cường trải nghiệm người tiêu dùng.
-
Sacombank bắt tay Bamboo Airways khai thác phòng chờ thương gia tại Sân bay Nội Bài -
Một số ngân hàng nhỏ vẫn phải đối mặt với nợ xấu bất động sản tại các dự án đầu cơ -
Ngân hàng lại rao bán 400 khoản nợ vay tiêu dùng để thu hồi nợ -
Ngân hàng sụt giảm “của để dành” -
VIB: Lợi nhuận 2024 hơn 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng 22%, dẫn đầu ngành -
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank -
ACB đạt hơn 21.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green