
-
Mỹ, Canada sẽ nối lại đàm phán thương mại
-
Canada rút lại thuế dịch vụ kỹ thuật số sau khi Mỹ ngừng đàm phán thương mại
-
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada
-
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2%
-
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025
![]() |
Visa ước tính tăng trưởng doanh thu ròng đạt mức "dưới hai con số" trong quý IV của năm tài chính, kết thúc vào ngày 30/9/2024. Ảnh: Reuters |
Nguyên nhân được xác định là do lãi vay tăng cao đã hạn chế mức chi tiêu của người tiêu dùng. Thông tin Visa lỡ hẹn doanh thu đã khiến cổ phiếu của tập đoàn này giảm 4,6% trong phiên giao dịch mở rộng 23/7.
Những nỗ lực kiềm chế lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa lãi suất lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, gia tăng áp lực chi tiêu lên những người Mỹ có thu nhập thấp sống dựa vào tiền lương.
Lãi suất cơ bản của Mỹ được Fed ấn định ở ngưỡng 5,25 - 5,50%, kể từ tháng 7/2023.
"Tại Mỹ, trong khi tăng trưởng ở phân khúc người tiêu dùng có mức chi tiêu cao vẫn ổn định so với các quý trước, chúng tôi thấy sự điều chỉnh nhẹ ở phân khúc người tiêu dùng có mức chi tiêu thấp", Giám đốc tài chính của Visa, ông Chris Suh, lý giải với các nhà phân tích.
"Visa có mức định giá hoàn hảo vào tháng 3 nhưng đã giảm giá kể từ đó, do tình trạng thất nghiệp, nợ quá hạn thanh toán và cho vay, cùng với mối lo ngại về thu nhập khả dụng của người tiêu dùng tiếp tục tăng lên", ông Michael Ashley Schulman, Giám đốc đầu tư tại Running Point Capital Advisors, nhận xét.
"Chi tiêu của doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫn có dư địa tăng trưởng, đặc biệt là nếu lãi suất của Fed giảm", ông Schulman nói thêm.
Theo dữ liệu của tập đoàn chứng khoán London (LSEG), doanh thu thuần của Visa trong quý III (kết thúc vào ngày 30/6) của năm tài chính đạt 8,90 tỷ USD, thấp hơn ước tính của các nhà phân tích là 8,92 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên tập đoàn này không đạt kỳ vọng doanh thu kể từ đầu năm 2020.
Tăng trưởng khối lượng thanh toán của Visa đã "hạ nhiệt" tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương, chủ yếu do môi trường kinh tế vĩ mô ở Trung Quốc đại lục. Nhu cầu đi lại của khu vực này sau đại dịch Covid-19 đang phục hồi chậm hơn so với dự đoán của Visa.
Khối lượng thanh toán của Visa trong quý III tăng 7%, theo giá đô la Mỹ cố định, trong khi khối lượng thanh toán xuyên biên giới không bao gồm các giao dịch trong phạm vi châu Âu tăng 14%, báo hiệu nhu cầu đi lại quốc tế tăng mạnh mẽ.
Visa ước tính tăng trưởng doanh thu thuần đạt mức "dưới hai con số" trong quý IV (kết thúc vào ngày 30/9), so với mức tăng 10,6% trong cùng kỳ năm trước. Đế chế thanh toán này vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hàng năm của mình.
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) sau điều chỉnh của Visa đạt 2,42 USD trong quý III, phù hợp với kỳ vọng.
Tuần trước, "gã khổng lồ" tài chính American Express, đối thủ của Visa, cũng công bố doanh thu quý II không đạt kỳ vọng.

-
Quan chức Pháp: EU - Mỹ có thể đạt thỏa thuận thương mại trước thời hạn -
Tổng thống Trump đột ngột chấm đứt đàm phán thương mại với Canada -
ECB có khả năng tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất khi lạm phát đã ổn định ở mức dưới 2% -
Mỹ, Trung Quốc đã xác nhận nội dung chi tiết của thỏa thuận thương mại -
Kinh tế Mỹ suy giảm 0,5% trong quý I/2025 -
Thị trường M&A Nhật Bản lập kỷ lục giao dịch 232 tỷ USD -
Tổng thống Trump: Chiến sự Trung Đông đã chấm dứt, Mỹ - Iran sẽ đàm phán tuần tới
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025