Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Visaco ‘dứt duyên’ với Vinashin
Chí Tín - 11/10/2014 07:14
 
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có tân binh là cổ phiếu VMI của Công ty cổ phần Khoáng sản và Đầu tư Visaco. Đây là doanh nghiệp xuất thân từ hệ thống công ty thành viên thuộc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Khoáng sản VISACO sẽ niêm yết từ 9/10
Vinashinlines thay Chủ tịch, bổ nhiệm Tổng giám đốc
Luật hoá quản lý vốn nhà nước để tránh Vinalines, Vinashin

Visaco xuất thân là Xí nghiệp Sản xuất và Kinh doanh vật liệu xây dựng Vinashin - thuộc Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Vinashin Miền Trung. Năm 2007, Xí nghiệp được cổ phần hoá và có tên là Công ty cổ phần Khoáng sản Vinashin Petro, với vốn điều lệ ban đầu là 27 tỷ đồng và tăng lên 54 tỷ đồng trong năm 2013. Tuy nhiên, chỉ trước thời điểm niêm yết không lâu, hồi giữa năm 2014, Vinashin Petro đã được đổi thành Công ty cổ phần Khoáng sản và Đầu tư Visaco như hiện nay.

   
  Lý giải của lãnh đạo Visaco về sự “dứt duyên” hoàn toàn của Visaco với “đại gia” Vinashin đã phần nào làm an lòng NĐT  

Đương nhiên, với nguồn gốc là doanh nghiệp thuộc Vinashin, điều làm giới đầu tư băn khoăn lớn nhất là liệu Công ty có còn những mối liên quan tới cái tên đầy tai tiếng là Vinashin nữa hay không?

Với câu hỏi như vậy của phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn, ông Trần Vĩnh Thành, Tổng giám đốc Visaco cho biết, trước đây, Vinashin chỉ là một cổ đông góp vốn tại Visaco và hiện tại, mối liên hệ này không còn nữa. “Về cơ bản, Vinashin đã rút hết vốn khỏi Visaco và không còn mối liên quan gì”, ông Thành khẳng định.

Trên thực tế, trong danh sách cổ đông sáng lập còn nắm giữ cổ phần của Visaco tính đến thời điểm hiện tại cũng không còn tên Vinashin. Theo đó, Công ty chỉ còn một cổ đông sáng lập là pháp nhân, đó là Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GP Bank), với tỷ lệ nắm giữ là 5% vốn điều lệ. Ngoài ra, Visaco còn có 2 cổ đông sáng lập nữa là cá nhân.

Những lý giải của lãnh đạo về sự “dứt duyên” hoàn toàn của Visaco với “đại gia” Vinashin như trên đã phần nào làm an lòng nhà đầu tư. Do đó, mối quan tâm còn lại được đặt vào tình hình và triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp.

Các số liệu tài chính của Công ty cho thấy, doanh thu của Visaco phát sinh từ 3 hoạt động: bán hàng hóa, thành phẩm và xây dựng. Trong đó, xây dựng là hoạt động trọng yếu nhất của doanh nghiệp.

Theo ông Trần Vĩnh Thành, thời gian tới, Công ty vẫn xác định xây dựng là lĩnh vực nòng cốt và dự kiến chưa có những điều chỉnh đáng kể gì về cơ cấu các mảng hoạt động trong tương lai gần.

Hoạt động xây dựng là thi công rải thảm bê tông nhựa nóng, xây dựng, sửa chữa đường giao thông. Năm 2012, doanh thu từ hợp đồng xây dựng đạt 33.725.413.216 đồng, chiếm 96,91% doanh thu thuần. Năm 2013 doanh thu từ hoạt động xây dựng tăng 56,79% so với năm 2012, đạt 52.876.955.426 đồng, chiếm 97,71% doanh thu thuần cả năm 2013.

Trong năm 2013, Công ty đã ký và thực hiện một số hợp đồng xây dựng có giá trị lớn, đưa lại doanh thu chủ yếu cho Công ty, như: hợp đồng thi công hạ tầng kỹ thuật Đường trục 51 thuộc Dự án Khu công nghệ cao TP. Đà Nẵng (trên 22 tỷ đồng), hợp đồng thi công bê tông nhựa nóng Dự án Nâng cấp đường ĐT615 Quảng Nam (trên 10 tỷ đồng), hợp đồng thi công nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT609 (trên 16 tỷ đồng)...

Trong 6 tháng đầu năm 2014, doanh thu từ hợp đồng xây dựng của Công ty đạt 32.486.298.369 đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước và bằng 61,44% giá trị thực hiện của năm 2013.

Song hành cùng sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận gộp cũng chủ yếu đến từ hoạt động xây dựng, chiếm bình quân trên 95% tổng lợi nhuận gộp. Năm 2012, lợi nhuận gộp từ hợp đồng xây dựng đạt 4,9 tỷ đồng; năm 2013, lợi nhuận gộp từ hoạt động này tăng 41,84%, đạt trên 6,9 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2014, lợi nhuận gộp từ hợp đồng xây dựng mang lại 5,3 tỷ đồng.

Theo đánh giá chung, việc Công ty hoạt động có tính tập trung, chuyên sâu vào một lĩnh vực then chốt là một xu hướng tích cực. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2014 chỉ đạt 2,43 tỷ đồng là khá thấp so với mục tiêu cả năm (8 tỷ đồng). Với động thái này, chặng đường để Công ty có thể hiện thực hóa được mục tiêu kinh doanh các năm tới (lợi nhuận 12 tỷ đồng năm 2015 và 17 tỷ đồng năm 2016) sẽ không ít chông gai.

Chủ tịch SBIC: Sẽ IPO vào năm 2015

Chủ tịch SBIC: Sẽ IPO vào năm 2015

Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) - Nguyễn Ngọc Sự cho biết con tàu Vinashin trước đây đang được sửa chữa, tra nạp nhiên liệu cho chuyến hải hành lớn.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư