
-
FECON gia cố “nền móng” tài chính cho giai đoạn tới
-
Tập đoàn cao su Việt Nam tiếp tục kiến nghị giảm tỷ lệ chia cổ tức
-
Tổng thầu dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 (PVX) bán “con” đỡ dòng tiền
-
Doanh nghiệp xà phòng “thắng đậm” -
Cổ phiếu tăng trần giữa “tin dữ”, Danameco kinh doanh ra sao? -
Cú bật quý IV giúp Cao su Đà Nẵng vượt 14% kế hoạch lợi nhuận
![]() |
CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan, mã VSN-UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV với lợi nhuận tăng trưởng 43%. Công ty đã lấy lại tăng trưởng lợi nhuận sau hai quý giảm lãi so với cùng kỳ. Kết quả kinh doanh quý này cũng giúp Vissan đạt 206 tỷ đồng, dù giảm 8,85% so với cùng kỳ nhưng vẫn vượt 14% so với kế hoạch khiêm tốn đặt ra hồi đầu năm.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính đưa Vissan lấy lại đà tăng trưởng quý này lại không đến từ hoạt động kinh doanh lõi. Chi phí thuê mặt bằng quý IV/2019 là hơn 8,4 tỷ đồng nhưng lại được hoàn nhập âm 36,5 tỷ đồng trong quý này. Mức chênh lệch lên tới gần 45 tỷ đồng giữa hai quý.
Khoản hoàn nhập này đóng góp đáng kể vào khoản lãi trước thuế hơn 53 tỷ đồng trong quý IV. Doanh thu quý này của Vissan giảm 17,8% so với cùng kỳ, về còn hơn 1.200 tỷ đồng. Riêng mảng thịt tươi sống, doanh thu giảm hơn 28%. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận mảng kinh doanh này tăng vọt 3,7% lên 12,5%. Đây cũng là lý do giúp lợi nhuận gộp quý IV vẫn tăng nhẹ, đạt 239 tỷ đồng. Cùng với việc thu hẹp quy mô doanh thu, Vissan cũng mạnh tay chi cho các khoản chiết khấu, hỗ trợ bán hàng, chi cho nhân viên, từ đó đẩy chi phí bán hàng tăng mạnh.
Trong cả năm 2020, doanh thu bán hàng của Vissan đạt 5.181 tỷ đồng, vẫn tăng so với năm 2019. Dù vậy, với 2/4 quý kinh doanh tăng trưởng lợi nhuận âm, lợi nhuận cả năm của Vissan vẫn giảm còn 206 tỷ đồng. Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu xấp xỉ 1.125 đồng.
Đến ngày 31/12/2020, quy mô tài sản của Vissan đạt 2.144 tỷ đồng, nhích nhẹ so với một năm trước, chủ yếu do tăng tồn kho và tiền. Dù tích cực vay nợ ngân hàng ngắn hạn, tỷ lệ nợ của công ty đến nay vẫn chỉ hơn 47,4%. Quy mô vốn điều lệ giữ nguyên ở mức 809 tỷ đồng. Ở thời điểm hiện tại, Tổng công ty thương mại Sài gòn vẫn đang là công ty mẹ của Vissan với tỷ lệ sở hữu gần 68%.
Sau khi IPO, cơ cấu cổ đông của công ty đa dạng hơn với sự xuất hiện của CTCP Dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế (ANCO) – một công ty con của Masan (24,94%). Một cổ đông nước ngoài cũng trúng đấu giá trong đợt IPO là Công ty TNHH CJ Vina Agri - công ty con của Tập đoàn CJ (Hàn Quốc), với tỷ lệ 4,1% và nhiều khả năng vẫn giữ nguyên đến hiện nay bởi từ sau IPO, không có giao dịch đột biến của khối ngoại được ghi nhận. Cổ đông Masan hiện cũng đang sở hữu cổ phần CTCP Masan Meatlife (MML) với nhiều mảng kinh doanh tương tự Vissan.

-
“Năm hạn” của Nhà Thủ Đức -
Kinh Bắc City (KBC) "ôm" rủi ro khi tăng huy động trái phiếu -
Vilico đầu tư 1.700 tỷ đồng xây dựng trang trại bò thịt 20.000 con/năm -
FECON gia cố “nền móng” tài chính cho giai đoạn tới -
Hai năm từ ngày ra mắt chiếc điện thoại đầu tiên, VinSmart kinh doanh ra sao? -
“Bắt mạch” tài chính của Hoa Sen từ việc hàng tồn kho giảm
-
Norsk Solar Việt Nam lắp đặt điện mặt trời tại 11 Trung thương mại GO!
-
BIDV cảm ơn khách hàng nữ với hàng ngàn quà tặng dịp 8/3
-
Picenza kiến tạo khu đô thị đẳng cấp tại Sơn La
-
Sân golf Mường Thanh Golf Club Xuân Thành tạo sức hút cho du lịch Hà Tĩnh
-
VinShop tặng gói bảo hiểm sức khỏe cho 65.000 chủ tạp hóa
-
Generali Việt Nam triển khai chiến lược nhân sự “Hơn cả một nơi làm việc”