Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
VN-Index điều chỉnh nhẹ trong ngày công bố mức tăng trưởng GDP quý III
Thanh Thủy - 29/09/2021 18:23
 
Dù có lúc rơi sâu, xuống dưới ngưỡng 1.330 điểm, VN-Index đã hồi phục đáng kể bất chấp thông tin tiêu cực về tăng trưởng kinh tế quý III. Nhiều nhà đầu tư lựa chọn đứng ngoài quan sát.

Giao dịch trầm lắng, VN-Index đóng cửa chỉ giảm nhẹ

Sàn chứng khoán Việt Nam chịu áp lực lớn khi đón nhận thông tin không mấy tích cực về tăng trưởng kinh tế và phiên lao dốc liền trước của thị trường chứng khoán Mỹ. Thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh khi lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất 3 tháng. Tại phiên điều trần trước quốc hội Mỹ, Chủ tịch Fed - ông Jerome Powell nhận định lạm phát đang duy trì tại mức cao và có thể tiếp tục duy trì thêm một thời gian nữa trong bối cảnh tiêu dùng tiếp tục hồi phục, song hành cùng gián đoạn chuỗi cung ứng tại một vài ngành nghề. Còn tại Việt Nam, báo cáo tình hình kinh tế xã hội công bố định kỳ cho thấy tăng trưởng GDP quý III rơi xuống mức thấp kỷ lục (-6,17%).

Dù từng có lúc giảm hơn 10 điểm phiên sáng, đến lúc kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,1 điểm (-0,01%) xuống 1.339,21 điểm. HNX-Index giảm 1,74 điểm (-0,49%) xuống 354,29 điểm. UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (-0,07%) xuống 95,94 điểm.

Số mã giảm giá áp đảo trên sàn HoSE. Tuy nhiên, số mã cổ phiếu tăng giá lại nhỉnh hơn trên sàn HNX và UPCoM. Toàn sàn có 459 mã tăng, 58 mã tăng kịch biên độ; trong khi 350 mã giảm giá và 29 mã giảm sàn.

Sàn chứng khoán Việt Nam
Các chỉ số chứng khoán Việt Nam chỉ giảm nhẹ trước thông tin tiêu cực về tăng trưởng GDP quý III.

Tại sàn HoSE, ba cổ phiếu MSN, GAS và HPG trở thành trụ cột nâng đỡ chỉ số. Trong khi đó, cổ phiếu nhiều ông lớn ngân hàng lại ghìm chân chỉ số.

Giá nhiên liệu được thúc đẩy bởi lượng tồn kho giảm và nhu cầu tăng trước những tháng mùa đông sau khi Covid-19 nới lỏng các hạn chế. Sau khoảng thời gian tăng mạnh, gía hàng hóa này đã điều chỉnh nhẹ nhưng nhóm cổ phiếu các doanh nghiệp phân phối khí vẫn tiếp tục tăng sau phiên vọt tăng trần hôm qua. Cổ phiếu nhóm phân phối khi đốt tự nhiên như PVG, PGC. PCG, CNG, ASP tăng kịch biên độ. Còn cổ phiếu cả doanh nghiệp đầu ngành PV Gas tăng 1,79%.

Phiên 29/9 cũng ghi nhận như tăng trưởng ấn tượng của nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ viêc thúc đẩy đầu tư công. Cổ phiếu nhiều doanh nghiệp thi công xây lắp hạ tầng như C4G - Cienco 4 (+8,3%), G36 (+5,3%) hay nhóm cung cấp vật liệu xây dựng như PLC – Hóa dầu Petrolimex, HT1, BCC của ngành xi măng hay HPG của ngành thép đều tăng tích cực.

Cùng đó, bất chấp tăng trưởng nhóm dịch vụ lữ hành giảm sâu vì dịch, nhóm cổ phiếu dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí tăng điểm mạnh trong phiên. Cổ phiếu OCH, NVT, RIC đều tăng khá.

Ở chiều ngược lại, nhóm ngân hàng đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ, trừ TPB. Đây còn là những đầu tàu kéo tụt chỉ số. Trên sàn HoSE, 7/10 cổ phiếu kéo chỉ số giảm là nhóm nhà băng, gồm CTG, VCB, VPB, TCB. STB, VIB. BID. Cổ phiếu của SHB cũng là yếu tố đóng góp nhiều điểm giảm nhất cho HNX-Index. Nhóm chứng khoán, bất động sản cũng đều sụt giảm.

Các nhóm ngành ngân hàng, chứng khoán, bất động sản đều sụt giảm. Trong khi đó, đa phần các chỉ số ngành khác lại có sắc xanh. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí tăng điểm mạnh nhờ các cổ phiếu OCH, NVT, RIC.

Theo dữ liệu từ VietstockFinance, các nhóm ngành ngân hàng, chứng khoán, bất động sản đều sụt giảm. Trong khi đó, đa phần các chỉ số ngành khác lại có sắc xanh. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí tăng điểm mạnh nhờ các cổ phiếu OCH, NVT, RIC.

Thanh khoản giảm sâu

Giá trị giao dịch trên ba sàn rơi sâu, đạt xấp xỉ 21.634 tỷ đồng. Trong đó, với tổng giá trị khớp lệnh đạt 17.646 tỷ đồng, giảm 11,9%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng tên HoSE giảm 6,83% xuống 15.221 tỷ đồng. Thanh khoản phiên 29/9 giảm 8,45% so với hôm qua và là mức thấp nhất của tháng 9/2021.

Toàn sàn tiếp tục chỉ có duy nhất cổ phiếu HPG đạt mức thanh khoản trên nghìn tỷ. Giá trị giao dịch cổ phiếu vua thép vẫn duy trì mức cao, xấp xỉ 1.856 tỷ đồng. Ở phần còn lại của thị trường, giao dịch thận trọng khi nhiều nhà đầu tư lựa chọn đứng ngoài quan sát.

Khối ngoại bán ròng gần 444 tỷ đồng sau phiên mua ròng hiếm hoi hôm qua. Cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất là VNM với giá trị giải ngân gần 63 tỷ đồng. Trong khi đó, khối ngoại bán ròng HPG phiên thứ 8 liên tiếp. Ba phiên gần đây, giá trị rút vốn đều trên 100 tỷ đồng. Điều này không tác động nhiều đến giá cổ phiếu khi HPG vẫn tăng 1,3% so với hôm qua.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư