-
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm trong năm 2025 -
BIDV sắp phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu trả cổ tức -
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần, lên hơn 1.257 điểm -
Công ty liên quan đến Chủ tịch Hà Quang Tuấn muốn rút toàn bộ vốn góp tại Hanoimilk -
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco
Sắc đỏ bao trùm trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong toàn bộ phiên giao dịch. Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/9, VN-Index giảm 34,23 điểm (-2,68%) xuống 1.243,17 điểm. HNX-Index giảm 9,22 điểm (-3,14%) xuống 284,05 điểm. UPCoM-Index giảm 1,26 điểm (-1,37%) xuống 90,38 điểm. VN-Index và HNX-Index đều đóng cửa ở mức thấp nhất trong phiên. Cú rơi hơn 30 điểm của chỉ số sàn HoSE đã “xóa sổ” toàn bộ nỗ lực tăng điểm trong một tháng, về mức thấp nhất kể từ ngày 3/8.
Không riêng Việt Nam, khá nhiều sàn chứng khoán châu Á đóng cửa trong sắc đỏ như Philippines (-2,32%), Hàn Quốc (-1,39%), Indonesia (-0,64%). Tuy nhiên, VN-Index là chỉ số rơi sâu nhất.
Toàn sàn có 40 mã giảm sàn, 642 mã giảm; trong khi chỉ có 170 mã tăng và 23 mã giảm. Hầu hết nhóm cổ phiếu đều giảm giá với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Hai cổ phiếu tác động tiêu cực đến VN-Index là VCB và BID; cổ phiếu VPB, CTG, TCB đều nằm trong Top 10 cổ phiếu kéo chỉ số chung giảm sâu.
Theo thông tin mới đây, Ngân hàng Nhà nước chính thức cấp room tín dụng mới cho một số ngân hàng sau nhiều chờ đợi của thị trường. Ngân hàng Nhà nước đã thông báo tăng trưởng tín dụng năm 2022 cho từng tổ chức tín dụng dựa trên nhiều tiêu chí. Tuy nhiên, kỳ vọng nới room tín dụng cũng đã "nâng đỡ" cổ phiếu nhà băng thời gian qua.
Trên sàn HNX, cổ phiếu lớn như IDC, PVS, SHS, NVB lại là tội đồ kéo chỉ số chung rơi sâu. Nhóm ngược dòng tăng giá chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Cùng mức vốn hóa thấp, các cổ phiếu này không tác động mấy đến HNX-Index.
Điểm sáng của phiên hôm nay là sự tăng vọt của thanh khoản. Đồng thời, giao dịch cũng tăng mạnh khi chỉ số rơi sâu phản ánh lực “bắt” cổ phiếu giá thấp. NKG đứng đầu về giá trị giao dịch (666 tỷ đồng). Cổ phiếu này cũng đi ngược thị trường và ngược xu hướng chung của nhóm cổ phiếu thép. Một cổ phiếu thép khác là HPG cùng một số “ông lớn” tài chính như VND, STB, SSI, VPB hút dòng tiền lớn trên 500 tỷ đồng.
Khối ngoại vẫn giao dịch theo chiều hướng tiêu cực, mua vào 32,8 triệu cổ phiếu với giá trị mua 659 tỷ đồng; trong khi bán ra 46 triệu cổ phiếu, trị giá 1.170 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức hơn 13 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 510 tỷ đồng.
VND là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất, tới 75 tỷ đồng. Đây cũng là phiên bán ròng mạnh nhất trong chuỗi 7 phiên liên tục rút vốn khỏi cổ phiếu này. Một số cổ phiếu nhóm tài chính bị bán mạnh là STB (-50 tỷ đồng), SSI (-43 tỷ đồng)… HPG cũng bị bán ròng hơn 50 tỷ đồng.
-
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Nợ thuế trên 50 triệu đồng trong 120 ngày có thể bị tạm hoãn xuất cảnh -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco -
Tâm lý bi quan bao trùm, VN-Index giảm hơn 11 điểm phiên 19/12 -
Săn tìm cổ phiếu “ngôi sao” năm 2025 -
Cổ đông Nhật Bản mạnh tay mua gom cổ phiếu Dược Hà Tây -
Hơn 83.100 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành được thanh toán gốc lãi đúng hạn
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up