
-
Lãi mạnh từ tự doanh và margin, VPBankS báo lợi nhuận quý I tăng 92%
-
Trước thềm ĐHĐCĐ, Imexpharm báo tin vui quý I/2025: Doanh thu thuần đạt 594 tỷ đồng
-
CEO BSC hé lộ lợi thế khi kết nối KRX, dự cảm thị trường gần mốc nâng hạng
-
Sửa đổi quy định đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán, sẵn sàng cho KRX vận hành
-
Dự báo các cổ phiếu ngân hàng có thể bị bán mạnh bởi ETF -
TCBS báo lãi 1.310 tỷ đồng trong quý I/2025
![]() |
Cổ phiếu FPT tiếp tục chịu áp lực từ khối ngoại rút ròng |
Sau phiên tăng điểm cùng sự hồi phục đáng kể của thanh khoản, thị trường chứng khoán bước sang phiên 26/3 trong trạng thái giằng co với sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm cổ phiếu. Dù đầu phiên có sự hưng phấn nhất định nhờ lực kéo từ một số mã trụ, nhưng áp lực chốt lời dần xuất hiện khiến chỉ số suy yếu về cuối phiên. Thanh khoản giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tuần, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Lực cầu ban đầu giúp chỉ số khởi động tích cực, tuy nhiên, sự suy yếu dần của các nhóm dẫn dắt khiến đà tăng không duy trì được lâu. Tâm lý ngại mua đuổi ở vùng giá cao và áp lực chốt lời khi thị trường chưa có tín hiệu bứt phá rõ ràng khiến các nhịp phục hồi trong phiên không đủ mạnh để duy trì sắc xanh bền vững.
Sang đến phiên chiều, giao dịch vẫn diễn ra giằng co với sự chiếm ưu thế của sắc đỏ. VN-Index có khoảng thời gian ngắn hồi phục lên trên mốc tham chiếu. Tuy nhiên, áp lực bán tăng vọt ở một số nhóm ngành cổ phiếu đã khiến chỉ số nhanh chóng đảo chiều và lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục có động thái bán ròng, tập trung vào một số cổ phiếu vốn hóa lớn, tạo thêm áp lực lên chỉ số.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 5,83 điểm (-0,44%) xuống 1.326,09 điểm. HNX-Index giảm 3,23 điểm (-1,32%) xuống 241,33 điểm. UPCoM-Index giảm 0,32 điểm (-0,32%) xuống 98,85 điểm.
Toàn thị trường có 326 mã tăng, trong khi có 396 mã giảm và 862 mã đứng giá/không giao dịch. Dù vậy nếu chỉ tính riêng sàn HoSE, số mã giảm áp đảo với 286 mã, trong khi có 176 mã tăng giá.
![]() |
Cổ phiếu FPT cùng loạt cổ phiếu ngân hàng là nguyên nhân chính kéo VN-Index đi lùi |
Trong nhóm VN30 phiên hôm nay có đến 19 mã giảm trong khi chỉ có 7 mã tăng giá. Các cổ phiếu ngân hàng như VCB, CTG, LPB, MBB, VPB... cũng đều chìm trong sắc đỏ và tác động xấu đến tâm lý nhà đầu tư. Bên cạnh nhóm ngân hàng, các cổ phiếu chứng khoán cũng có một phiên giao dịch tiêu cực. Trong đó, BVS giảm 1,7%, SHS giảm 1,67%, FTS giảm 2,56%, BSI giảm 2,45%... Các mã chứng khoán top trên gồm SSI, HCM hay VCI đều chìm trong sắc đỏ và mức giảm trên 1%.
Cùng sự suy giảm của nhóm tài chính, FPT là nhân tố chủ chốt gây áp lực rất lớn lên thị trường chung. FPT giảm đến 2,8% xuống còn 123.000 đồng/cổ phiếu và lấy đi của VN-Index đến 1,23 điểm. Sau 2 phiên chững lại, khối ngoại đã đẩy mạnh bán ròng đến 309 tỷ đồng đối với cổ phiếu FPT, đây cũng là nguyên nhân chính khiến cổ phiếu này tiếp tục lao dốc.
Ở chiều ngược lại, HPG tăng mạnh 1,3% và là nhân tố chính giúp kìm hãm đà giảm của VN-Index. Mới đây, Tập đoàn Hòa Phát công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Năm 2025, Hòa Phát lên kế hoạch doanh thu đạt 170.000 tỷ đồng, tăng khoảng 21% so với doanh thu thực hiện năm 2024, nếu hoàn thành kế hoạch, đây sẽ là doanh thu cao nhất từ trước tới nay của Hòa Phát. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế đạt 15.000 tỷ đồng, tăng gần 25% so với thực hiện năm 2024. Tỷ lệ cổ tức dự kiến năm 2025 là 20%. Hội đồng quản trị dự kiến trình cổ đông thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ chi trả là 20% (5% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu). Bên cạnh đó, các cổ phiếu như TCB, GAS, BSR... cũng giao dịch tương đối tích cực và tạo lực đỡ cho VN-Index.
![]() |
Khối ngoại bán ròng 7 phiên liên tiếp |
Thanh khoản thị trường có phần sụt giảm so với phiên trước. Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE đạt gần 835 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch ở mức 18.789 tỷ đồng, giảm 16% so với phiên trước, trong đó, giao dịch khớp lệnh giảm 5% xuống còn 16.585 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đạt lần lượt 1.262 tỷ đồng và 468 tỷ đồng.
HPG là cổ phiếu giao dịch mạnh nhất thị trường ở phiên hôm nay với giá trị 1.213 tỷ đồng. FPT đứng sau với giá trị 1.209 tỷ đồng.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng 535 tỷ đồng trên toàn thị trường. Bên cạnh FPT, khối ngoại tiếp tục bán mạnh mã TPB với 128 tỷ đồng. DBC cũng bị bán ròng 58 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VRE được mua ròng mạnh nhất với 162 tỷ đồng. STB và BID được mua ròng lần lượt 56 tỷ đồng và 48 tỷ đồng.

-
Lãi mạnh từ tự doanh và margin, VPBankS báo lợi nhuận quý I tăng 92%
-
Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ
-
Trước thềm ĐHĐCĐ, Imexpharm báo tin vui quý I/2025: Doanh thu thuần đạt 594 tỷ đồng
-
CEO BSC hé lộ lợi thế khi kết nối KRX, dự cảm thị trường gần mốc nâng hạng
-
Sửa đổi quy định đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán, sẵn sàng cho KRX vận hành -
Loạt trụ cột nhóm VN30 tăng mạnh, FPT hồi phục trở lại sau phiên bán tháo -
Dự báo các cổ phiếu ngân hàng có thể bị bán mạnh bởi ETF -
TCBS báo lãi 1.310 tỷ đồng trong quý I/2025 -
Điều chỉnh định giá thị trường chứng khoán -
ĐHĐCĐ Khải Hoàn Land: Năm 2025 là “năm bản lề” đón chu kỳ tăng trưởng mới -
Sắc đỏ áp đảo, VN-Index giảm gần 14 điểm
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu