
-
Góc nhìn TTCK tuần 25-30/5: Thị trường cần một nhịp điều chỉnh
-
Đằng sau đợt phát hành cổ phiếu gian nan của TDC
-
Hậu niêm yết trên HoSE, cổ phiếu CCC trượt dài
-
Sửa đổ, bổ sung một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
-
Livzon Pharmaceutical Group muốn chi hơn 5.700 tỷ đồng sở hữu 64,8% vốn Imexpharm -
Rộng cửa cho cho thuê tài chính cũng là mở kênh vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Sau hai phiên giảm, thị trường biến động vẫn tương đối thận trọng khi bước sang phiên giao dịch ngày 28/3. Tuy nhiên, nhờ lực đẩy của một số cổ phiếu lớn nên VN-Index tăng điểm nhẹ trở lại. Dù vậy, đà tăng của VN-Index cũng không duy trì được lâu khi áp lực bán dần dâng cao và đẩy chỉ số này lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Phần lớn thời gian của phiên sáng, VN-Index biến động ở dưới mốc tham chiếu. Giao dịch diễn ra cầm chừng và thanh khoản chỉ tương đương phiên hôm trước.
Sang đến phiên chiều, biến động của thị trường có phần mạnh hơn nhưng đi theo chiều hướng tiêu cực. VN-Index đạt mức thấp nhất ở 1.316 điểm, tương ứng giảm hơn 7,8 điểm. Dù áp lực bán diễn ra khá mạnh nhưng lực cầu cũng xuất hiện ở vùng giá thấp và phần nào giúp sự hồi phục diễn ra.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 6,35 điểm (-0,48%) xuống 1.317,46 điểm. HNX-Index giảm 1,34 điểm (-0,56%) xuống 238,2 điểm. UPCoM-Index giảm 0,34 điểm (-0,34%) xuống 98,62 điểm.
Số mã giảm vẫn áp đảo với 446 mã trong khi có 307 mã tăng giá. Toàn thị trường ghi nhận 29 mã tăng trần và 24 mã giảm sàn.
![]() |
Cổ phiếu VIC không đủ ghìm lại nhịp giảm của VN-Index |
Trong nhóm VN30, chỉ có 6/30 mã tăng giá, trong khi có đến 18 mã giảm giá. PLX đứng đầu về mức giảm của nhóm VN30 với 2,8% xuống còn 39.800 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, VCB là cổ phiếu có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index khi lấy đi của chỉ số này 1,39 điểm. Chốt phiên giao dịch, VCB giảm gần 1,1%. Bên cạnh đó, sau phiên tăng mạnh hôm qua, FPT giảm trở lại 1,7% và cũng lấy đi 0,77 điểm của VN-Index. Các mã như HPG, VNM, TCB, HDB... cũng đều chìm trong sắc đỏ và tác động xấu đến tâm lý nhà đầu tư.
Áp lực bán còn diễn ra khá mạnh ở nhiều nhóm ngành cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Tại nhóm thủy sản, VHC tiếp tục lao dốc và giảm hơn 3%. Hiện VHC chỉ còn 62.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm khoảng 14% trong vòng 1 tháng qua. ANV phiên hôm nay cũng giảm 1,2%. Tại nhóm bán lẻ, PNJ giảm mạnh đến 3,4%, DGW giảm 1,8%, FRT giảm 1,2% còn MWG giảm gần 1%.
Chiều ngược lại, VIC tiếp tục là nhân tố quan trọng giúp “ghìm” lại đà giảm của VN-Index. Chốt phiên, VIC tăng 1,6% và đóng góp 0,82 điểm cho VN-Index. LPB cũng bật tăng trở lại 1,36% và đóng góp 0,32 điểm cho VN-Index.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán gây bất ngờ khi có thời điểm bật tăng rất mạnh ở cuối phiên và giúp tâm lý nhà đầu tư bớt bi quan hơn. BSI bật tăng 4,8% và nằm trong top các cổ phiếu có tác động tích cực nhất với VN-Index khi đóng góp 0,14 điểm. Bên cạnh đó, FTS tăng 1,4%, HCM tăng 1%, VND tăng 0,96%...
DIG chỉ có mức tăng nhẹ 0,25% dù có thông tin hỗ trợ là công ty này đã được phê duyệt phương án giá đất để thu tiền sử dụng đất tại dự án Lam Hạ Center Point, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hoàn thiện pháp lý. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng, cung cấp đa dạng sản phẩm nhà ở và thương mại. Theo tài liệu vừa công bố, Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã DIG) xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025 với chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác công ty mẹ ở mức 3.450 tỷ đồng, tăng trưởng 211% so với thực hiện năm 2024. Doanh thu và thu nhập khác hợp nhất mục tiêu đạt 3.500 tỷ đồng, tăng trưởng 143%.
![]() |
Khối ngoại nối dài chuỗi bán ròng |
Tổng khối lượng giao dịch trên sàn HoSE đạt gần 740 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch là 17.084 tỷ đồng, tăng 6,2% so với phiên trước, trong đó, giá trị giao dịch khớp lệnh tăng gần 13% lên 14.341 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đạt lần lượt 986 tỷ đồng và 538 tỷ đồng.
Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng trở lại 458 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó, dòng vốn này bán ròng mạnh nhất mã PNJ với 170 tỷ đồng. VNM và FPT bị bán ròng lần lượt 148 tỷ đồng và 89 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VIX được mua ròng mạnh nhất với giá trị 210 tỷ đồng. VND đứng sau với giá trị mua ròng là 75 tỷ đồng.

-
Sửa đổ, bổ sung một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập -
Giao dịch thận trọng, VN-Index giằng co trong phiên 23/5 -
Livzon Pharmaceutical Group muốn chi hơn 5.700 tỷ đồng sở hữu 64,8% vốn Imexpharm -
Rộng cửa cho cho thuê tài chính cũng là mở kênh vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Encapital bổ sung thêm cổ phiếu DSE đảm bảo cho lô trái phiếu 100 tỷ đồng -
Cổ phiếu nhà Vingroup “gánh” thị trường, VN-Index tăng gần 8 điểm -
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo
-
1 Chủ tịch nước Trần Đức Lương - Người đặt nền móng, định hình sâu sắc nền đối ngoại đa phương Việt Nam thời kỳ hội nhập
-
2 Phó thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai
-
3 Tường minh phương án đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 43.500 tỷ đồng
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/5
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số