Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 12 tháng 01 năm 2025,
VN-Index giữ vững ngưỡng 1.200 điểm, dòng bảo hiểm ngược dòng tăng
Thanh Thủy - 23/09/2022 17:57
 
Tâm lý tiêu cực sau động thái tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương đã kéo loạt thị trường chứng khoán châu Á đỏ sàn.

Sắc đỏ thắng thế sau quyết định tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/9, sắc đỏ chiếm ưu thế trên các sàn chứng khoán châu Á. Khá nhiều thị trường giảm trên 1% như chỉ số chứng khoán tại Australia, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,…

Áp lực đè nặng lên các thị trường tài chính khi một loạt một ngân hàng trung ương điều chỉnh tăng lãi suất thời gian gần đây. Sau động thái của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang thuộc Fed tăng lãi suất điều hành thêm 75 điểm cơ bản lên biên độ mới từ 3,0% đến 3,25%, Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi điều hành thêm 50 điểm cơ bản. Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ tăng lãi suất điều hành thêm 75 điểm cơ bản từ mức âm lên 0,5%.

Cũng ngay sau quyết định của Fed, Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng 100 điểm cơ bản đối với một loạt lãi suất điều hành chủ chốt, trong đó lãi suất tái cấp vốn tăng từ mức 4% lên 5%, lãi suất tái chiết khấu tăng từ mức 2,5% lên 3,5% và trần lãi suất cho vay qua đêm & thanh toán bù trừ tăng từ 5% lên 6%.

VN-Index giao dịch khá giằng co quanh mốc tham chiều trong phiên sáng nhưng đã tuột sâu từ 14h. Dù vậy, ngưỡng 1.200 điểm không bị phá vỡ. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 11,42 điểm (-0,94%) xuống 1.203,28 điểm. HNX-Index giảm 1,2 điểm (-0,45%) xuống 264,44 điểm. UPCoM-Index là chỉ số chứng khoán duy nhất tăng 0,04 điểm (0,05%) lên 88,59 điểm.

VN-Index vẫn giữ vững ngưỡng 1.200 điểm. 

Top 5 cổ phiếu giúp chỉ số sàn UPCoM ngược dòng là VGI, VEA, BSR, ACV và MVN. Trong khi đó, các trụ cột của hai sàn niêm yết không thể giúp vực dậy các chỉ số. Toàn sàn có 358 mã tăng, 58 mã tăng kịch biên độ; trong khi có tới 432 mã giảm và 21 mã giảm sàn.

Thanh khoản trên ba sàn phiên 23/9 giảm nhẹ còn 13.246 tỷ đồng. Giá trị khớp lệnh đạt 11.624 tỷ đồng, giảm 1,6% so với phiên trước. Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng phiên thứ ba liên tiếp. Tuy nhiên, giá trị bán ròng đã giảm nhẹ còn 384 tỷ đồng. VND, BSR và MSN là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất (đều xấp xỉ 60 tỷ đồng).

Cổ phiếu bảo hiểm ngược dòng tăng mạnh

Cổ phiếu bảo hiểm là điểm sáng đi ngược lại xu hướng tiêu cực của thị trường chung. Riêng MIG và BMI tăng kịch biên độ, BVH cũng tăng tới 5,8%. Các cổ phiếu khác đều tăng giá trên 1%.

Với khẩu vị rủi ro thấp, các doanh nghiệp bảo hiểm sở hữu danh mục đầu tư chủ yếu là các khoản tiền gửi, trái phiếu Chính phủ.

Động thái tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước kéo theo kỳ vọng sự dềnh lên đáng kể của mặt bằng lãi suất, đồng nghĩa với sự gia tăng lợi tức từ các khoản tiền gửi. Lãi suất huy động đã tăng lên thời gian qua nhưng chưa phản ánh vào kết quả kinh doanh nửa đầu năm của các doanh nghiệp bảo hiểm. Các khoản đầu tư vào cổ phiếu tuy chiếm tỷ trọng thấp trong danh mục nhưng biến động xấu của thị trường chứng khoán đã kéo tụt lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác động của môi trường tăng lãi suất được nhiều đơn vị phân tích kỳ vọng sẽ thể hiện rõ hơn ở tăng trưởng lợi nhuận năm 2023.

Dù hưởng lợi từ bối cảnh lãi suất tăng hiện tại, tỷ lệ bồi thường sẽ quay lại mức bình thường và lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu không còn thuận lợi như năm 2021 là yếu tố không mấy tích cực với nhóm doanh nghiệp bảo hiểm.

Không thể cùng lúc ổn định lãi suất và tỷ giá
Nếu cố giữ mặt bằng lãi suất thấp, Việt Nam sẽ không thể kiểm soát được tỷ giá và lạm phát. Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư