Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
VN-Index lập đỉnh mới, VPBank rời top 10 vốn hóa
Thanh Thuỷ - 22/06/2021 17:39
 
Dòng ngân hàng và dầu khí hồi phục, góp phần đưa VN-Index lập đỉnh mới. Sắc xanh phủ rộng nhóm ngân hàng, VPB nằm trong số ít cổ phiếu giảm giá, khiến ngân hàng này rời top 10 vốn hóa.

Sắc xanh trở lại

Sau cú điều chỉnh đầu tuần, nhiều sàn chứng khoán châu Á cũng ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ, trừ một số ít sàn chứng khoán như Singapore, Hồng Kông... Chỉ số Nikkei 225 tăng 3,12%, bù lại gần hết mức sụt giảm hôm qua. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Jerome Powell sẽ có buổi điều trần trước Quốc hội vào cuối ngày hôm nay. Thông tin trong các phát biểu chuẩn bị đã nhắc lại rằng ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục lập trường hỗ trợ nền kinh tế và quan điểm của ông rằng việc lạm phát gần đây tăng lên mức cao nhất trong 13 năm chỉ là tạm thời.

Cả ba sàn chứng khoán Việt Nam đồng loạt lấy lại sắc xanh ngay từ đầu phiên. VN-Index có thời điểm vươn lên mốc 1.385 điểm vào giữa phiên chiều và đóng cửa điều chỉnh nhẹ về 1.379,97 điểm, tương đương mức tăng 7,34 điểm (+0,53%). HNX-Index tăng 0,27% lên 317,09 điểm. Chỉ số sàn UPCoM cũng tăng nhưng chỉ nhích nhẹ thêm 0,43% lên 90,1 điểm.

Trên sàn HoSE, cổ phiếu NVL của Novaland tiếp tục có một phiên tăng mạnh và dẫn đầu đà tăng của chỉ số. Tuy nhiên, xét theo nhóm ngành, động lực chính cho đà hồi phục hôm nay lại đến từ là sự trở lại của cổ phiếu ngành ngân hàng. Cổ phiếu của MBBank và VietinBank tăng giá mạnh nhất, đều trên 3%. Đây là hai cổ phiếu kéo VN-Index tăng điểm, chỉ sau NVL. Top 10 cổ phiếu tác động tích cực lên chỉ số có sự góp mặt của 4 cổ phiếu ngân hàng khác, gồm VCB, ACB, TCB, HDB.

GAS tăng hơn 2% và đóng góp 0,98 điểm trong tổng mức tăng 7,34 điểm của chỉ số. Không riêng GAS, nhóm dầu khí cũng có một ngày giao dịch tích cực. Hợp đồng dầu thô Brent tương lai được giao dịch quanh mức 75 USD/thùng, vùng giá cao nhất  kể từ tháng 10/2018. Sự lạc quan trước sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu cùng việc cuộc đàm phán hạt nhân Iran tại Vienna, Áo chưa thể đạt được thỏa thuận để các bên về nước tham vấn là các yếu tố đẩy giá dầu thế giới tăng cao. Trong khi đó, giá thép thế giới đã có hai phiên giảm liên tiếp. Nhiều cổ phiếu thép cũng đã điều chỉnh. Tuy nhiên, “ông lớn” Hòa Phát ngược dòng hồi phục, góp gần 0,6 điểm trong tổng mức tăng của VN-Index.

Trên sàn HNX, cổ phiếu SHB là đầu tàu kéo chỉ số chung tăng điểm. Còn trên UPCoM, cổ phiếu VEAM và ACV là các yếu tố kéo chỉ số tăng nhiều nhất. Thanh khoản đã tăng trở lại trên sàn HNX và UPCoM với giá trị giao dịch lần lượt là 3.672 tỷ đồng và 2.147 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sàn HoSE tiếp tục ghi nhận thêm một phiên giảm thanh khoản. Giá trị giao dịch đạt 22.390 tỷ đồng, trong đó giá trị khớp lệnh giảm 2,73% chỉ còn 19.885 tỷ đồng. Điều này cũng giúp sàn HoSE có 

Tuy nhiên, tính trên cả ba sàn, với gần 985 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, giá trị đạt hơn 27.508 tỷ đồng, khá tương đương và chỉ giảm 20 tỷ đồng so với hôm qua.

MBB và CTG không chỉ tăng mạnh về giá mà còn vọt lên về thanh khoản với giá trị giao dịch lần lượt đạt 1.481 tỷ đồng và 1126 tỷ đồng. Cùng với VPB, đây là ba cổ phiếu duy nhất đạt mức giao dịch trên nghìn tỷ đồng trong phiên.

Giao dịch cổ phiếu HPG giảm còn 957 tỷ đồng. Dù giao dịch trầm lắng hơn, HPG lại là cổ phiếu được khối ngoại mua nhiều nhất hôm nay với giá trị mua ròng 121 tỷ đồng. Cổ phiếu này cũng giúp khối ngoại mua ròng 99 tỷ đồng riêng trên sàn HoSE. Tuy nhiên, cổ đông ngoại bán mạnh cổ phiếu PVI, thu về tới hơn 503 tỷ đồng trong phiên hôm nay. Do vậy, tính chung, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng 437 tỷ đồng.

Vietcombank và Vingroup so kè ngôi vương vốn hóa, Novaland thay VPBank vào top 10

Phiên giao dịch đầy biến động hôm nay cũng đã khiến bảng xếp hạng quy mô vốn hóa thị trường tổ chức niêm yết ghi nhận nhiều thay đổi. Với ba phiên tăng liên tiếp, vốn hóa của Novaland hiện tăng lên 166.579 tỷ đồng, qua đó thay thế VPBank để vào trong top 10 vốn hóa. Như vậy, số lượng các ngân hàng trong top dẫn đầu này chỉ còn 4 tổ chức gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV và Techcombank.

Vietcombank trở lại vị trí số một về vốn hóa thị trường, đạt xấp xỉ 399.100 tỷ đồng. Cổ phiếu VIC cũng tăng nhưng chỉ nhích nhẹ 0,09%. Tuy nhiên, khoảng cách vốn hóa giữa hai ông lớn vẫn còn rất nhỏ, chưa đến 2.000 tỷ đồng.

Giá trị vốn hóa thị trường của các tổ chức niêm yết lớn nhất trên sàn - Đơn vị: tỷ đòng
Giá trị vốn hóa thị trường của các tổ chức niêm yết lớn nhất trên sàn. Đơn vị: tỷ đồng
Dòng ngân hàng trở lại đưa VN-Index lập đỉnh mới, Vietcombank giành ngôi vương vốn hóa
Sắc xanh lan tỏa, cả ba chỉ số đều đã có hai phiên tăng điểm liên tiếp, trong khi nhiều sàn chứng khoán trên thế giới vẫn đang điều chỉnh sau...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư