-
Cổ phiếu Dược Hà Tây tăng giá gấp 4 lần, cổ đông Nhật tiếp tục muốn gom thêm -
Từ 1/1/2025 - 30/6/2025: Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng -
Ngập trong thua lỗ, Xi măng Công Thanh lĩnh thêm án phạt hơn 500 triệu đồng -
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 12: Tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng cổ phiếu -
TCBS tiếp tục muốn tăng vốn lên hơn 20.000 tỷ đồng -
Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam thu 1.746 tỷ đồng trong 9 tháng
Trước khi bước vào phiên giao dịch của tuần mới, một số chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên quản trị danh mục cẩn trọng, theo sát diễn biến tỷ giá và các động thái của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới. Dù vậy, phần đông duy trì quan điểm tích cực về triển vọng thị trường trung và dài hạn, tập trung vào các cổ phiếu có nền tảng tốt và kết quả kinh doanh quý III tích cực, chờ đợi các dấu hiệu xác nhận cân bằng và định giá về mức hấp dẫn.
VN-Index mở cửa phiên đầu tuần trong sắc xanh và có thời điểm vượt mốc 1.255 điểm. Tuy nhiên, diễn biến tích cực không giữ được lâu khi áp lực bán mạnh lên vào giữa phiên, dẫn đến chỉ số đảo chiều về dưới tham chiếu. Trạng thái giằng co tiếp diễn suốt phiên, khiến chỉ số nhiều lần đảo chiều từ tăng thành giảm và ngược lại. VN-Index chốt phiên hôm nay tại 1.254,77 điểm, tăng hơn 2 điểm so với tham chiếu và cắt đứt chuỗi giảm 2 phiên liên tiếp.
Sàn TP.HCM hôm nay ghi nhận gần 483 triệu cổ phiếu được sang tay thành công, tương ứng giá trị giao dịch 10.863 tỷ đồng. Khối lượng khớp lệnh giảm 86 triệu cổ phiếu so với phiên cuối tuần trước, còn giá trị giao dịch giảm gần 3.000 tỷ đồng. Đây là phiên có giá trị thanh khoản thấp nhất trong hơn một tháng qua.
VHM dẫn đầu về giá trị khớp lệnh với hơn 840 tỷ đồng (tương ứng 19,5 triệu cổ phiếu), sau đó đến MSN hơn 441 tỷ đồng (tương ứng 5,7 triệu cổ phiếu) và STB khoảng 386 tỷ đồng (tương ứng 11,4 triệu cổ phiếu).
Độ rộng thị trường lệch về bên tăng với 211 cổ phiếu đóng cửa trong sắc xanh, trong khi chỉ 162 mã đóng cửa dưới tham chiếu. Rổ vốn hoá lớn tương tự khi ghi nhận 15 mã tăng, còn cổ phiếu giảm là 9 mã.
Danh sách những cổ phiếu tác động tích cực và tiêu cực nhất tới thị trường phiên 28/10. |
HPG tích luỹ 1,13% trong phiên hôm nay, lên 26.750 đồng và trở thành động lực tăng chính của thị trường. Động lực này còn đến từ các mã trụ của nhiều nhóm ngành khác như thực phẩm, hàng không, dầu khí… Cụ thể, MSN của nhóm thực phẩm tăng 0,91% lên 77.900 đồng, HVN của nhóm hàng không tăng 1,48% lên 20.600 đồng, PLX của nhóm dầu khí tăng 1,08% lên 42.000 đồng.
Nhóm ngân hàng có 4 đại diện góp mặt trong danh sách những cổ phiếu tác động tích cực nhất đến VN-Index. Cụ thể, VCB tăng 0,22% lên 92.000 đồng, ACB tăng 1% lên 25.150 đồng, TCB tăng 0,64% lên 23.650 đồng và MBB tăng 0,61% lên 24.800 đồng.
Cổ phiếu phân bón cũng ghi nhận sự khởi sắc đáng kể trong phiên hôm nay khi hầu hết đều tăng điểm. Cụ thể, BFC tăng 2,7% lên 40.350 đồng, DCM tăng 2,2% lên 37.400 đồng và DPM tăng 0,4% lên 34.200 đồng.
Ở chiều ngược lại, một số mã thuộc rổ VN30 chịu áp lực bán quyết liệt. Cụ thể, VHM đứng đầu danh sách 10 mã tác động tiêu cực nhất đến VN-Index khi giảm 2,62% xuống 42.700 đồng. Tiếp theo đó, VNM giảm 1,18% xuống 67.200 đồng, GAS giảm 0,28% xuống 70.700 đồng. Những cổ phiếu còn lại thuộc rổ vốn hoá lớn góp mặt trong danh sách trên là VIC, VJC và BCM.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục kéo dài chuỗi bán ròng sang phiên thứ ba liên tiếp. Cụ thể, trong phiên đầu tuần, nhóm này bán ra hơn 41 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.419 tỷ đồng trong khi chỉ giải ngân khoảng 962 tỷ đồng để mua hơn 30 triệu cổ phiếu. Giá trị bán ròng theo đó xấp xỉ 458 tỷ đồng.
Khối ngoại xả hàng ồ ạt cổ phiếu MSN với giá trị ròng gần 280 tỷ đồng, tiếp đến là SHS hơn 111 tỷ đồng, HPG hơn 72 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài gom mạnh cổ phiếu FPT với giá trị ròng khoảng 50 tỷ đồng. EIB xếp tiếp theo khi hút ròng gần 49 tỷ đồng và STB xấp xỉ 47 tỷ đồng.
-
Áp lực đáo hạn trái phiếu bất động sản trong năm 2025 -
Tăng cường đôn đốc thu ngân sách đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 -
Cổ phiếu Dược Hà Tây tăng giá gấp 4 lần, cổ đông Nhật tiếp tục muốn gom thêm -
Từ 1/1/2025 - 30/6/2025: Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng
-
Ngập trong thua lỗ, Xi măng Công Thanh lĩnh thêm án phạt hơn 500 triệu đồng -
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 12: Tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng cổ phiếu -
TCBS tiếp tục muốn tăng vốn lên hơn 20.000 tỷ đồng -
VN-Index tăng hơn 8 điểm, lấy lại mốc 1.250 điểm -
Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam thu 1.746 tỷ đồng trong 9 tháng -
Sắp có bộ chỉ số đo lường tiêu chí quản trị công ty -
Bảo hiểm Quân đội được chấp thuận chào bán ra công chúng hơn 259 triệu cổ phiếu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/12 -
2 Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém -
3 Tinh gọn bộ máy cần hành động quyết liệt theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng" -
4 Đề xuất đầu mối đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D, tỉnh Quảng Nam -
5 Thanh khoản “căng”, ngân hàng nhỏ cắn răng vay vốn đắt
- Chailease Việt Nam vinh dự đạt giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á tại APEA 2024
- Olam Agri Việt Nam với sứ mệnh chuyển đổi lương thực, thức ăn chăn nuôi, chất xơ
- Herbalife Việt Nam và VTV3 khép lại mùa thứ hai của Chương trình “Sinh viên thế hệ mới”
- C.P. Việt Nam nhận hai giải thưởng uy tín tại lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024
- Coteccons được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất tại CSI 2024
- Gem Park - Lợi cho người ở, lãi cho người đầu tư