-
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng -
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump?
Cổ phiếu Vietcombank tăng mạnh sau thông tin Chính phủ đề xuất đầu tư bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ vốn góp nhà nước tại Vietcombank với số tiền hơn 20.695 tỷ đồng |
Sau phiên tăng điểm với đà tăng trải rộng ra nhiều nhóm ngành, các chỉ số chứng khoán được kéo lên trên mốc tham chiếu ngay từ đầu phiên với hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu tăng giá. Dù đôi lúc áp lực bán dâng cao, lực cầu ngay lập tức quay trở lại và giúp các chỉ số đứng vững trong sắc xanh. VN-Index và HNX-Index đều đóng cửa ở vùng cao nhất phiên.
Tâm điểm của sự chú ý tập trung vào các cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và thép. Trong đó, nhóm chứng khoán có sự nổi trội ngay từ đầu phiên và đa phần duy trì được sự tích cực đến khi đóng cửa. MBS là cổ phiếu dẫn dắt nhóm ngành này khi bứt phá ngay từ đầu phiên giao dịch. MBS tiếp tục tăng đến 5,76% và khớp lệnh đột biến 7,6 triệu đơn vị. Tiếp sau đó, VIX cũng tăng 5,26%, SHS tăng 2%, VDS tăng 2,35%. Các mã chứng khoán top trên như SSI, VCI hay HCM cũng tăng giá tốt ở phiên hôm nay. SSI tăng 3,2%, VCI tăng 3,19%, HCM tăng 1,63%.
Tại nhóm thép, các mã như NKG, HSG, TLH, VGS hay HPG… đều đồng loạt tăng giá. NKG tăng 2,8%, HSG tăng 2,7%, VGS tăng 4,1%... Được biết diễn biến tích cực của nhóm cổ phiếu thép xuất hiện ngay sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) công bố kế hoạch tung ra gói kích thích tiền tệ lớn và quan trọng nhất kể từ khi xảy ra đại dịch Covid để ngăn chặn sự lao dốc không phanh của thị trường nhà ở. Động thái này khiến giá thép thanh tương lai tăng vọt lên trên 3.130 CNY/tấn (phiên 24/9), mức cao nhất trong ba tuần qua.
Ở nhóm ngân hàng, VCB, BID, MBB, VPB, ACB hay TCB đều nằm trong danh sách những mã tác động tích cực nhất đến VN-Index. VCB đóng góp đến 2,16 điểm khi tăng 1,75%. Thông tin Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank thông qua hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu là động lực giúp cổ phiếu VCB tăng giá. Cụ thể, Chính phủ đề xuất đầu tư bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ vốn góp nhà nước tại Vietcombank với số tiền hơn 20.695 tỷ đồng.
Cổ phiếu Vietcombank dẫn dắt đà tăng của VN-Index |
Trong khi đó, chiều ngược lại, VNM, GVR, VHM, CTG… là những cổ phiếu “hụt hơi” ở phiên hôm nay bất chấp những diễn biến tích cực của thị trường chung. VNM giảm đến 1% và lấy đi của VN-Index 0,36 điểm. GVR cũng giảm 0,41% là lấy đi 0,15 điểm. Tại nhóm cổ phiếu dược phẩm, IMP và DVN đều giảm khá mạnh. IMP giảm 2,9% còn DVN giảm 2,81%.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 10,49 điểm (0,82%) lên 1.287,48 điểm. Toàn sàn có 276 mã tăng, 127 mã giảm và 71 mã đứng giá. HNX-Index tăng 1,52 điểm (0,65%) lên 235.84 điểm. Toàn sàn có 94 mã tăng, 61 mã giảm và 65 mã đứng giá. UPCoM-Index đi ngược khi giảm 0,31 điểm (-0,33%) xuống 93,5 điểm. Áp lực khiến UPCoM-Index giảm điểm đến từ các mã như VGI, ACV, MCH… VGI giảm 0,89%, ACV giảm 0,19%, MCH giảm 0,1%.
Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 993 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị ở mức 22.791 tỷ đồng, tăng 27% so với phiên trước, trong đó, giá trị thỏa thuận chiếm 2.207 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đạt lần lượt 1.567 tỷ đồng và 796 tỷ đồng.
HPG đứng đầu về giá trị giao dịch toàn thị trường với 1.076 tỷ đồng. Các mã đứng sau thuộc nhóm ngân hàng là STB (920 tỷ đồng), VPB (892 tỷ đồng) và MBB (822 tỷ đồng).
Khối ngoại trở lại mua ròng, tập trung nhiều nhất ở cổ phiếu Chứng khoán Vietcap |
Trong cả phiên nay, khối ngoại mua ròng trở lại hơn 500 tỷ đồng trên sàn HoSE. Trong đó, dòng vốn này mua ròng mạnh nhất cổ phiếu Chứng khoán Vietcap (VCI) với 90 tỷ đồng. MWG và TCB được mua ròng lần lượt 84 tỷ đồng và 79 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, HPG bị bán ròng mạnh nhất với 66 tỷ đồng. STB và VNM bị bán ròng lần lượt 61 tỷ đồng và 33 tỷ đồng.
Ở phiên trước, nhóm nhà đầu tư ngoại đã có một phiên bán ròng đột biến tới 2.425 tỷ đồng. Tuy nhiên, riêng cổ phiếu VIB đã bị bán thỏa thuận hơn 2.600 tỷ đồng. Nếu loại trừ giao dịch thoả thuận cổ phiếu VIB, trong gần 2 tuần trở lại đây, lực mua đang thắng thế trong động thái giao dịch của khối ngoại.
-
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024