-
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm trong năm 2025 -
BIDV sắp phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu trả cổ tức -
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần, lên hơn 1.257 điểm -
Công ty liên quan đến Chủ tịch Hà Quang Tuấn muốn rút toàn bộ vốn góp tại Hanoimilk -
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco
VN-Index giữ vững mốc 1.470 điểm
Tình hình chiến sự tại Ukraine cùng các động thái đáp trả qua lại giữa các nước lớn tiếp tục là tâm điểm chú ý với giới đầu tư.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8/3 cho biết Mỹ sẽ cấm nhập khẩu dầu Nga, đáp trả nước này mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Anh cũng thông báo kế hoạch dừng phụ thuộc vào nguồn cung dầu từ Nga vào cuối năm.
Còn từ phía Nga, Tổng thống Vladimir Putin cùng ngày đã ra lệnh hạn chế hoặc cấm nhập khẩu và xuất khẩu một số sản phẩm và nguyên liệu thô trong năm 2022, nhằm đảm bảo an ninh của Moscow. Giá dầu thô nhảy múa, có thời điểm Brent tăng lên gần 133 USD/thùng, dù hiện giảm về còn 125 USD/thùng.
Thị trường chứng khoán châu Á giao dịch phân hoá sau phiên bán tháo hôm qua. Một số chỉ số ghi nhận sự phục hồi mạnh như Đài Loan, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan… đều tăng trên 1%.
Còn tại thị trường chứng khoán Việt Nam, giao dịch giằng co với biên độ lớn, đặc biệt ở phiên sáng. VN-Index đã có thời điểm rơi sâu nhất xuống 1.463 điểm nhưng đã hồi phục tăng 0,03 điểm vào cuối phiên lên 1.473,74 điểm. Mốc 1.470 điểm vẫn được giữ vững dù số mã giảm giá vẫn nhỉnh hơn. UPCoM-Index tăng 0,76 điểm (0,67%) lên 113,37 điểm. Riêng HNX-Index giảm 1,29 điểm (-0,29%) xuống 444,6 điểm.
Chỉ số chứng khoán giao dịch giằng co trong phiên 9/3
Cổ phiếu hàng hoá cơ bản trở lại theo nhịp tăng của giá nhiều loại hàng hoá, đặc biệt là giá dầu. Sau phiên điều chỉnh hôm qua, dòng tiền quay lại nhóm cổ phiếu hàng hóa cơ bản.
Cổ phiếu phân bón, dầu khí trở lại thậm chí “lợi hại” hơn. Ở nhóm phân bón, cổ phiếu DPM, BFC và VAF đều đồng loạt xác lập đỉnh giá mới. BFC đóng cửa tăng trần, trong khi DPM, DCM đều có thời điểm chạm trần trong phiên.
Tương tự, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng có phiên giao dịch tích cực, một số tăng gần 10% như PVC, PVB. Cổ phiếu hai ông lớn PVGas và Petrolimex nằm trong nhóm đóng góp nhiều điểm tăng nhất cho chỉ số chung.
Cổ phiếu cảng biển, logistics cũng hồi phục mạnh. HAH và GMD đều tăng kịch biên độ. Tương tự, nhóm cổ phiếu thép cũng hồi phục, dù mức tăng khiêm tốn hơn.
Một số cổ phiếu ngân hàng hồi phục trở lại nhưng số mã giảm giá vẫn áp đảo. VCB tăng 1,84% sau phiên “bốc hơi” 4% hôm qua và trở thành đầu tàu đưa sắc xanh trở lại với VN-Index.
Cổ phiếu EVF đóng cửa tăng trần sau thông báo đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu của người nội bộ. Ông Nguyễn Văn Cảnh, cha ruột Tổng giám đốc EVN Finance Nguyễn Hoàng Hải đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu EVF sau khi bản thân ông Hải cũng vừa mua 15 triệu cổ phiếu EVF.
Dòng cổ phiếu bất động sản cũng khá phân hoá. Một số ông lớn như VHM, VRE hay BCM tiếp tục giảm. Cổ phiếu VHM giảm liên tiếp 4 phiên và đang trở lại mức giá hồi đầu năm 2021.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng, rút mạnh khỏi HPG, VNM, VHM
Thanh khoản thị trường phiên hôm nay tiếp tục duy trì ở mức cao. Giá trị giao dịch trên ba sàn đạt hơn 36.980 tỷ đồng, giảm 10,5% so với hôm qua. Trong đó, giá trị khớp lệnh đạt 34.843 tỷ đồng, giảm 9,7%. Dòng tiền đã đổ vào khá mạnh khi VN-Index rơi xuống dưới ngưỡng 1.470 điểm trong phiên sáng.
Điểm tiêu cực là diễn biến bán ròng của khối ngoại. Liên tục ba phiên gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng tổng cộng 4.000 tỷ đồng. Riêng hôm nay, khối ngoại bán ròng 1.072 tỷ đồng.
Cổ phiếu bị rút ròng mạnh nhất đều là các bluechip trong rổ VN30 gồm HPG (-152 tỷ đồng), VNM (-102 tỷ đồng), VHM (87 tỷ đồng),MSN (-82 tỷ đồng), GAS, VIC hay cổ phiếu GMD tăng trần phiên hôm nay cũng bị chốt lời. Ở chiều ngược lại, khối ngoại giải ngân thêm tiền vào NKG (53 tỷ đồng) và VND (45 tỷ đồng) cùng một số cổ phiếu khác như PNJ, DPM, HAH thuộc nhóm cổ phiếu đang thu hút dòng tiền thời gian này do hưởng lợi từ xu hướng tăng giá hàng hoá, giá cước vận tải.
Theo bộ phận phân tích thị trường MBS, dòng tiền trong nước vẫn là yếu tố chính giúp thị trường không để mất ngưỡng hỗ trợ MA100 ở 1.460 điểm bất chấp áp lực bán ròng rất mạnh từ khối ngoại.
Đánh giá riêng về nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ xu hướng tăng giá hàng hóa cơ bản trên thế giới, công ty chứng khoán này cho rằng các phiên chốt lời như ở phiên 8/3 chỉ là rung lắc để loại bớt lượng hàng T+, qua đó giúp đà tăng bền vững hơn.
-
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Nợ thuế trên 50 triệu đồng trong 120 ngày có thể bị tạm hoãn xuất cảnh -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco -
Tâm lý bi quan bao trùm, VN-Index giảm hơn 11 điểm phiên 19/12 -
Săn tìm cổ phiếu “ngôi sao” năm 2025 -
Cổ đông Nhật Bản mạnh tay mua gom cổ phiếu Dược Hà Tây -
Hơn 83.100 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành được thanh toán gốc lãi đúng hạn
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up