
-
Cổ phiếu bank khởi sắc, hàng loạt nhóm khác chịu áp lực bán cuối phiên
-
VietinBank Securities lên kế hoạch tăng vốn hơn 29%, bầu thành viên HĐQT độc lập mới
-
Gelex tiếp tục muốn mua thêm 204,9 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
-
Tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với ngành bảo hiểm phi nhân thọ toàn cầu
-
Cú knock out phiên chiều đẩy VN-Index thủng ngưỡng 1.200 phiên chốt NAV -
UBCKNN: Quyết tâm vận hành hệ thống giao dịch mới trước cuối năm
Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect (mã VND; sàn HNX) vừa thông báo toàn bộ 214,5 triệu cổ phiếu phát hành mới sẽ chính thức về tài khoản nhà đầu tư và được phép giao dịch từ 17/8/2021.
Đợt phát hành cổ phiếu trên đã hoàn tất hồi giữa tháng 7/2021. Toàn bộ 214,5 triệu cổ phiếu mới, tương đương tỷ lệ phát hành 1:1 đã được phân phối đến các nhà đầu tư, phần lớn là cổ đông hiện hữu của công ty.
Cụ thể, số lượng cổ phiếu cổ đông hiện hữu đăng ký và thực hiện quyền mua là 213,9 triệu cổ phiếu, chiếm 99,7% lượng cổ phiếu chào bán. Còn lại 616.783 cổ phiếu đã dược phân phối tiếp cho nhà đầu tư khác với giá 18.500 đồng/cổ phiếu, cao hơn mức giá chào bán cho cổ đông (14.500 đồng/cổ phiếu) và sẽ được tự do chuyển nhượng từ 17/8/2022.
Sau đợt phát hành tỷ lệ 1:1, vốn điều lệ của VNDirect tăng gần gấp đôi, từ 2.204 tỷ đồng lên gần 4.349 tỷ đồng (do còn hơn 5,9 triệu cổ phiếu quỹ thuộc sở hữu của công ty). VNDirect huy động được tổng cộng 3.113 tỷ đồng.
Trong nửa đầu năm 2021, VnDirect thu về 2.218 tỷ đồng tổng doanh thu, gấp 2,58 lần cùng kỳ. Trong đó, hai mảng môi giới và lãi từ cho vay margin/ứng trước tiền bán là nguồn thu lớn nhất. Doanh thu môi giới của công ty đạt hơn 638 tỷ đồng, gấp hơn 3,4 lần cùng kỳ. Lãi từ các khoản cho vay cũng gấp 2,4 lần, mang về 417 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.
Bên cạnh đó, lãi từ bán các tài sản tài chính và chênh lệch từ đánh giá lại các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ cũng bật mạnh so với cùng kỳ. Dù chi phí cho nhân sự, nghiệp vụ môi giới chứng khoán cũng tăng mạnh, lợi nhuận trước thuế vẫn cao gấp 4,96 lần, đạt 1.192 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty chứng khoán này xấp xỉ 950 tỷ đồng, gấp 4,92 lần cùng kỳ. Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu đạt 4.497 đồng sau 6 tháng.
So với kế hoạch đề ra đầu năm với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.100 tỷ đồng, VNDirect hiện đã vượt kế hoạch chỉ sau nửa năm. Thanh khoản thị trường dù giảm trong tháng 7 vừa qua, nhưng vẫn ở mức khá cao và đã hồi phục trong những ngày đầu tháng 8 này. Đây sẽ vẫn là các yếu tố hỗ trợ tình hình kinh doanh của các công ty chứng khoán nói chung. Việc tăng gấp đôi quy mô vốn điều lệ một mặt giúp công ty mở rộng hoạt động nhưng mặt khác cũng tăng áp lực pha loãng và duy trì hiệu quả hoạt động sau tăng vốn.
Ở thời điểm cuối quý II/2021, vốn điều lệ của VNDirect vẫn chưa thay đổi. Công ty đã tăng vay nợ nhanh để mở rộng hoạt động kinh doanh. Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của công ty là 22.522 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu là hơn 4.834 tỷ đồng. Còn nguồn vốn vay đã tăng 58,5% lên 17.688 tỷ đồng. VNDirect chủ yếu vay thêm từ các ngân hàng thương mại như BIDV, VietinBank, VPBank… và vay mới thêm ở ABBank, Eximbank, PGBank… Ngoài ra, giao dịch sôi động của các khách hàng cũng khiến khoản phải trả tại ngày T0 liên quan đến giao dịch chứng khoán.
Đợt tăng vốn lớn nhất trong lịch sử hoạt động của công ty sẽ giúp cải thiện mạnh năng lực tài chính, ước tính tăng vốn chủ sở hữu lên hơn 7.900 tỷ đồng và cải thiện tỷ lệ nợ vay đang ở mức cao (78,5%) như ở thời điểm cuối quý II. Ngoài ra, đây còn là điều kiện để VNDirect có thể cấp thêm các khoản cho vay ký quỹ, vốn ràng buộc theo tỷ lệ quy định (gấp đôi vốn chủ sở hữu).
Trước VNDirect, Chứng khoán MB (MBS) hoàn tất đợt tăng vốn với toàn bộ lượng chào bán được phân phối. Công ty này đã bổ sung 786 tỷ đồng vào nguồn vốn. Nhiều công ty chứng khoán khác cũng đề ra mục tiêu tăng vốn khá tham vọng, nhưng hiện chưa triển khai như phương án nâng vốn điều lệ từ 6.459 tỷ đồng lên 11.000 tỷ đồng của SSI, hay kế hoạch nâng vốn gấp rưỡi của HSC. Huy động vốn qua kênh phát hành cổ phiếu là điều cần sớm thực hiện, bởi không chỉ giải quyết nhu cầu vốn đáp ứng nguồn cho nhà đầu tư vay ký quỹ, mà còn để thỏa mãn quy định về tỷ lệ an toàn tài chính của chính công ty chứng khoán.

-
VietinBank Securities lên kế hoạch tăng vốn hơn 29%, bầu thành viên HĐQT độc lập mới -
Cơ hội với nhóm cổ phiếu “vàng đen” -
Cổ phiếu chứng khoán dậy sóng, VN-Index lại thất bại trước ngưỡng 1.200 điểm -
Tăng trưởng "ấn tượng", Khải Hoàn Land ước tính lợi nhuận lũy kế 4 quý đạt gần 500 tỷ đồng -
Tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với ngành bảo hiểm phi nhân thọ toàn cầu -
Gelex tiếp tục muốn mua thêm 204,9 tỷ đồng trái phiếu trước hạn -
Hà Nội: Thu ngân sách trên 10.000 tỷ đồng từ đấu giá, cho thuê đất
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/7
-
2 Quảng Ninh: Cảnh báo lừa đảo, dọa người dân "đang bán thuốc Covid-19 giả"
-
3 Bộ Tài chính lên tiếng về lý do hủy và việc hoàn tiền trái phiếu Tân Hoàng Minh
-
4 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về vốn đối ứng cho cao tốc Bến Lức - Long Thành
-
5 Cơ hội với nhóm cổ phiếu “vàng đen”
-
"Sinh Con, Sinh Cha" chia sẻ về sức khỏe, hành vi, trí tuệ của trẻ tại TP.HCM
-
Lễ hội bóng đá biển Huda hứa hẹn bùng nổ hè 2022
-
Tạp chí Kinh tế và Tiêu dùng: Lạm phát giá - Đủ cách tồn tại trong bão giá
-
Tương lai không gian sống Việt Nam – hài hòa giữa quá khứ và tương lai
-
Công bố danh sách Top 10 Công ty Công nghệ Uy tín năm 2022
-
AWS cam kết tiếp tục hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam