-
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone -
Unitel muốn trở thành tập đoàn kinh tế lớn nhất tại Lào, tiên phong chuyển đổi số cho Chính phủ và người dân -
Dịch vụ đám mây tối ưu hóa cho doanh nghiệp Việt Nam -
Quản lý đăng ký kinh doanh với bán hàng trên mạng
Theo Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2018 vừa được Công ty CP VNG công bố, tổng tài sản của VNG năm 2018 đã tăng gần 580 tỷ đồng, từ hơn 4.300 tỷ đồng cuối năm 2017 lên 4.879 tỷ đồng vào cuối năm 2018. Vốn chủ sở hữu cũng tăng thêm lên hơn 354 tỷ đồng trong năm 2018. Tháng 9/2018, VNG cũng đã hoàn thành tăng vốn điều lệ từ hơn 337 tỷ đồng lên hơn 345 tỷ đồng.
Năm 2018, mặc dù thị trường có nhiều biến động lớn, đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt, áp đảo về vốn của doanh nghiệp xuyên biên giới…nhưng VNG vẫn đạt doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 4.316 tỷ đồng, tăng nhẹ hơn năm 2017 (hơn 4.266 tỷ đồng).
VNG là doanh nghiệp nội dung số luôn có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhiều năm gần đây. |
Trong đó, mảng kinh doanh chính, cốt lõi của VNG là dịch vụ kinh doanh trực tuyến giảm nhẹ, đạt hơn 3.463 tỷ đồng. Doanh thu từ dịch vụ quảng cáo trực tuyến có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ đạt hơn 724 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ đồng so với năm 2017. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận sau thuế sụt giảm so với năm 2017, chỉ đạt hơn 333 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, những chỉ số tài chính này không khiến giới phân tích bất ngờ bởi chúng phù hợp với những chia sẻ trước đó từ Ban giám đốc VNG về chiến lược kinh doanh dài hạn. Tại Đại hội cổ đông thường niên hồi giữa tháng 6/2018, VNG đã công bố mục tiêu doanh thu và lợi nhuận giảm so với 2017 để tập trung tăng cường đầu tư vào những lĩnh vực mới mang tính chiến lược dài hạn như thanh toán điện tử và tài chính, dịch vụ đám mây, cũng như là tăng cường mở rộng sự hiện diện của VNG tại các thị trường nước ngoài giàu tiềm năng.
Hiện tại, ZaloPay, sản phẩm thanh toán điện tử chủ lực của VNG đang đứng trong Top 5 ví điện tử tại Việt Nam xét về số lượng người dùng và giao dịch. VNG cũng đang vận hành văn phòng đại diện tại Thái Lan, Myanmar, Singapore và tới đây là Philippines, những thị trường cửa ngõ quan trọng của khu vực Đông Nam Á.
Việc tập trung đầu tư cho các mảng sản phẩm mới và thị trường quốc tế tất yếu đòi hỏi chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí marketing tăng mạnh. Đây là yếu tố chính tác động đến lợi nhuận 2018 của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, năm 2018 ghi nhận sự tăng trưởng của các khoản chi phí như phí bản quyền, dịch vụ trả trước, phí bản quyền âm nhạc, tiền thuê đất… Ví dụ như chỉ riêng phí bản quyền VNG đã phải chi tăng thêm 124 tỷ đồng so với năm 2017. Hay như việc VNG năm 2018 chi thêm 175 tỷ đồng để xây dựng Trụ sở văn phòng VNG (VNG Campus)…đã khiến trong ngắn hạn lợi nhuận của VNG tạm sụt giảm.
Một yếu tố nữa tác động phần nào đến tình hình kinh doanh ngắn hạn của VNG chính là việc các nhà mạng tạm ngừng kênh thanh toán bằng thẻ cào di động cho game kể từ tháng 4/2018, gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nội dung số nói chung, trong đó có VNG.
Cũng trong năm 2018, VNG đã đầu tư thêm vào trang thương mại điện tử Tiki 121 tỷ đồng, nâng tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại Tiki lên 28,88%. Hiện tại, Tiki vẫn đang lỗ và kết quả kinh doanh này gián tiếp ảnh hưởng tới lợi nhuận của VNG, tuy nhiên, cuộc đua trên thị trường thương mại điện tử luôn là cuộc chiến đường trường và mức lỗ của Tiki vẫn đang thấp hơn rất nhiều so với 2 đối thủ trực tiếp là Lazada hay Shopee. Theo thông tin của chúng tôi, chính vì tiềm năng lớn của Tiki mà trang thương mại điện tử này sắp thực hiện một vòng gọi vốn mới với sự tham gia của quỹ đầu tư Hàn Quốc, sau thương vụ rót vốn 1000 tỷ từ JD.com hồi cuối năm ngoái. Từ góc độ đầu tư, khi Tiki liên tục được rót vốn thì giá trị cổ phần của Tiki đang tăng lên nhiều lần so với thời điểm VNG bỏ tiền vào Tiki.
Nhìn vào triển vọng dài hạn thay vì các chỉ số kinh doanh ngắn hạn có lẽ là một điểm chung của các quỹ đầu tư lớn. Bằng chứng là hồi cuối tháng 3/2019, Quỹ đầu tư Seletar Investments, một quỹ đầu tư có quan hệ mật thiết với Temasek Capital (Quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore) đã chi hơn 622 tỷ đồng mua 355.820 cổ phiếu quỹ của VNG.
Theo giới tài chính, với giá 1.861.800 đồng/cổ phiếu của VNG, mức định giá hiện tại của VNG được cho là khoảng 2,87 tỷ USD (bao gồm 7,11 triệu cổ phiếu Quỹ), vượt xa mức 1 tỷ USD mà World Startup Report công bố hồi năm 2014, tiếp tục củng cố vị thế “kỳ lân công nghệ” duy nhất tại Việt Nam tính tới thời điểm này của VNG.
-
Apple phát hành iOS 18.1.1: Giải pháp cho các sự cố trên iPhone -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone -
Âm thanh lạ phát ra từ iPhone khiến người dùng hoang mang -
Unitel muốn trở thành tập đoàn kinh tế lớn nhất tại Lào, tiên phong chuyển đổi số cho Chính phủ và người dân -
Đồng hồ thông minh dạng nhẫn của Casio có gì đặc biệt? -
Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam 2024: Đẩy mạnh phát triển AI và triển khai trợ lý ảo -
Huawei Mate 70: Siêu phẩm đặt hàng trước với 130.000 lượt đăng ký chỉ sau 10 giờ
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"