
-
Hòa Phát động thổ nhà máy ray; CIENCO4 muốn làm đường sắt; Novaland dự kiến tiếp tục lỗ
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11% -
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng
Lịch sử hào hùng vẫy gọi!
Những ngày tháng Tám lịch sử, cả nước nô nức cờ hoa, hướng trọn tim mình nhớ về khí thế hừng hực giành tự do, độc lập 70 năm trước. Cách đây tròn 70 năm, ngày 14 và 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng liên quan đến Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Trong đó có Nghị quyết về công tác giao thông liên lạc nêu rõ “Lập Ban giao thông chuyên môn và giúp đỡ đầy đủ cho họ làm tròn nhiệm vụ”.
Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng, là mốc son khởi nguồn cho sự ra đời của ngành Bưu điện Việt Nam. Từ đó, ngày 15/8 được lấy làm ngày truyền thống của ngành Bưu điện, nay là ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam.
Ra đời để phục vụ cho nhu cầu của Cách mạng, trưởng thành để phục vụ Cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, ngành Bưu điện được tôi luyện, trưởng thành trong 2 cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh. Trên từng tấc đất Việt Nam, có thể nói, ở đâu cũng in đậm dấu chân người Bưu Điện, nơi đâu cũng thấm mồ hôi và cả máu xương của các anh hùng, liệt sĩ Bưu Điện. Đã có gần 10.000 cán bộ, chiến sỹ của Ngành anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc và 50 đơn vị của ngành đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
![]() |
Các chiến sỹ giao bưu vận băng rừng, lội suối đảm bảo thông suốt thông tin, liên lạc, đường thư trong chiến tranh. |
Sau ngày đất nước thống nhất, cán bộ công nhân viên ngành Bưu Điện đã nêu cao tinh thần sáng tạo, khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước phát triển mạng lưới bưu chính, viễn thông, phục vụ hiệu quả cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bước vào những năm đầu Đổi mới, mạng lưới cơ sở vật chất và dịch vụ của Ngành còn nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng với tinh thần tự lực, tự cường và tư duy đổi mới, kiên quyết bứt khỏi cơ chế cũ, khắc phục tâm lý và thói quen ỷ lại, chờ đợi cấp trên, ngành Bưu điện đã chủ động áp dụng cơ chế tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm để đầu tư mở rộng, hiện đại hoá nhanh chóng mạng lưới viễn thông Việt Nam.
Đóng góp vào những bước phát triển mạnh mẽ của ngành bưu chính - viễn thông trong thời kỳ Đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước không thể không nhắc đến vai trò đi đầu của VNPT - doanh nghiệp chủ lực của đất nước trong lĩnh vực viễn thông - công nghệ thông tin. Qua hai giai đoạn tăng tốc độ phát triển (1993 - 1995 và 1996 - 2000) và giai đoạn hội nhập phát triển từ 2001 đến nay, cơ sở hạ tầng của bưu chính - viễn thông Việt Nam đã được hiện đại hóa, phát triển vượt bậc với những đóng góp nền móng quan trọng của VNPT. Với những nỗ lực và đóng góp hiệu quả vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, năm 2009, VNPT đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi mới.
Bề dày lịch sử gắn với cách mạng giải phóng dân tộc, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua nhiều thập kỷ ấy của ngành Bưu điện đã hun đúc, kết tinh nên phẩm chất của người Bưu Điện là “Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình”. Người Bưu điện có quyền tự hào về lịch sử, truyền thống của mình, đồng thời thế hệ hôm nay càng phải có trách nhiệm vun đắp, giữ gìn và phát huy mạnh mẽ truyền thống ấy trên hành trình tiếp tục phát triển của ngành Thông tin Truyền thông.
Thách thức trong thời kỳ mới
Thời kỳ mở cửa đã tạo ra cho VNPT nói riêng và ngành bưu chính, viễn thông, công nghệp thông tin những cơ hội rộng mở. Cánh cửa độc quyền đã khép lại và thách thức đặt ra cho VNPT ngày càng lớn. Suốt một thời gian dài bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả, tư duy bao cấp hằn sâu trong cán bộ nhân viên VNPT đã khiến một VNPT cường tráng, hừng hực khí thế thời kỳ đầu của đổi mới trở nên nặng nề, chậm chạp hơn so với các đối thủ.
Cùng lúc đó, trong dòng chảy chung của thời đại, quá trình đổi mới tái cấu trúc nền kinh tế đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trên khắp các lĩnh vực, ngành kinh tế. VNPT với mô hình hoạt động như một Tổng Công ty 91 cũng nằm trong danh sách tái cấu trúc.
Những yếu tố nội tại và khách quan đã tạo nên một bước ngoặt lịch sử: VNPT phải tái cơ cấu toàn diện để trở thành một Tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện. VNPT hoạt động hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao, giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường viễn thông Việt Nam và vươn ra thị trường quốc tế.
![]() |
VNPT sẽ hoàn thành tái cơ cấu Tập đoàn VNPT vào cuối năm 2015. |
Và “mệnh lệnh” của Thủ tướng đã ban hành. VNPT sẽ phải tái cơ cấu toàn diện xong trước năm 2020. Quyết định 888/QĐ-TTg ngày 10/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu VNPT giai đoạn 2014 – 2015 đã được ban hành.

Có thể thấy, 70 năm ngành Bưu điện hôm qua và hôm nay là VNPT đã đồng hành cùng chính quyền các cấp, đồng hành cùng với người dân để triển khai xây dựng mạng lưới bưu chính viễn thông hiện đại, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật cho đất nước. Đến hôm nay, VNPT bước sang một trang sử mới, khi tiến hành tái cơ cấu theo hướng trẻ trung, sáng tạo và nhân văn", ông Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT.

Trong những tháng ngày thử nghiệm và cả quá trình tiến hành tái cấu trúc VNPT sau này, VNPT đối diện với rất nhiều lực cản, khó khăn, thử thách. Nhưng bằng tinh thần đoàn kết, nghĩa tình, thủy chung, trung thành, đại đa số 36.000 nhân viên đã nhìn về đại cục, đồng lòng ủng hộ một cuộc cách mạng mới tại VNPT.
Điều đó đã tạo niềm tin để VNPT tiếp bước nhiệm vụ tái cơ cấu. Theo lộ trình tái cấu trúc VNPT, quá trình diễn ra với 3 giai đoạn: giai đoạn I tiến hành tái cấu trúc VNPT 63 tỉnh, thành phố; giai đoạn II tiến hành thành lập mới và đưa vào hoạt động 3 tổng công ty và giai đoạn III là tiến hành tái cấu trúc khối văn phòng VNPT.
Cho đến nay, giai đoạn 3 tái cấu trúc VNPT đang dần "về đích". Dự kiến, đến hết năm 2015, VNPT sẽ chính thức hoàn thành tái cấu trúc Tập đoàn theo Quyết định 888/QĐ-TTg ngày 10/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, sớm hơn 5 năm theo kế hoạch.
Nếu nhìn lại lịch sử của ngành Bưu điện nói chung và lịch sử của VNPT nói riêng, VNPT đang giống như thời điểm 20 năm về trước, thời điểm năm 1995 khi Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Từ Quyết định bước ngoặt của 20 trước chính ngọn lửa nhiệt huyết đổi mới, sáng tạo, nỗ lực thoát khỏi tư duy bao cấp đã tạo nên một VNPT lớn mạnh như ngày hôm nay. Và 20 năm sau, người VNPT tiếp tục một cuộc tái cơ cấu dù đau đớn nhưng là cuộc ”lột xác” đầy mạnh mẽ được kỳ vọng sẽ làm thay đổi tương lai của VNPT. Tin rằng, với ngọn lửa truyền thống cháy suốt 70 năm nay “Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình” sẽ một lần nữa cháy rực lên, giúp VNPT vững bước vào tương lai.
Nha Bưu điện (1945), Nha Bưu điện - Vô tuyến điện (1951), Tổng cục Bưu điện, Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện (1955), Tổng cục Bưu điện Truyền thanh (1962), Tổng cục Bưu điện (1968), Tổng cục Bưu điện thuộc Bộ Giao thông vận tải (1990), Tổng cục Bưu điện (1992); Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (1995), Bộ Bưu chính Viễn thông (2002), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (2006), Bộ Thông tin và Truyền thông (2007). Năm 2013, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được thành lập sau bộ phận bưu điện, bưu chính được tách chuyển từ Tập đoàn VNPT về Bộ Thông tin và Truyền thông.

-
Hòa Phát động thổ nhà máy ray; CIENCO4 muốn làm đường sắt; Novaland dự kiến tiếp tục lỗ
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11% -
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort