
-
NIC và Intel Việt Nam công bố chương trình "Trí tuệ nhân tạo cho cộng đồng"
-
Kế toán viên trong kỷ nguyên mới: Làm chủ AI hay bị thay thế?
-
Đà Nẵng sẽ đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng phát triển khoa học, công nghệ
-
VNG nuôi "gà đẻ trứng vàng", hợp tác 2 với ông lớn Hàn Quốc, Trung Quốc
-
Quy định khung về khái niệm, phân loại tài sản số -
Hãng năng lượng thông minh Sunhome gia nhập thị trường Việt Nam, cung cấp sạc xe điện nhanh
![]() |
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Cục Thương mại điện tử để liên kết cung cấp hợp đồng điện tử . |
Hành lang pháp lý cho hợp đồng điện tử đã sẵn sàng
Theo Bộ Công thương, hiện nay, hành lang pháp lý cho hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam đã hoàn thiện, dẫn đường cho việc thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số Quốc gia từ nay đến năm 2025, định hướng đến 2030.
Cụ thể, ngày 25/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, quy định chi tiết về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử; hoàn thiện hành lang pháp lý đối với các điều kiện, nghĩa vụ và quy trình đăng ký hoạt động đối với các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA – Certified eContract Authority).
Đầu năm 2022, Bộ cũng đã ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BCT ngày 18 tháng 01 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 47/2014/TT-BCT và Thông tư số 59/2015/TT-BCT, quy định các hướng dẫn đối với quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử; hình thức công bố danh sách các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam.
Theo đó, dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử được cung cấp từ các tổ chức được cấp đăng ký bởi Bộ Công Thương có quy trình đảm bảo tính bảo mật, chống chối bỏ, toàn vẹn dữ liệu và sẵn sàng khả năng kiểm tra, xác thực giá trị như bản gốc của hợp đồng điện tử sẽ tạo nên thuận lợi lớn cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, phù hợp với các mục tiêu chuyển đổi số Quốc gia đã được đặt ra.
VNPT eContract chính thức liên kết lên Trục phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam
Tại Hội nghị cũng đã diễn ra Lễ công bố Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (www.CeCA.gov.vn) do Trung tâm Tin học và Công nghệ số phối hợp cùng các đối tác công nghệ để phát triển. Hệ thống Trục sẽ đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ các Tổ chức Chứng thực hợp đồng điện tử trong hoạt động cung cấp dịch vụ, đồng thời cung cấp Cổng tra cứu, xác thực hợp đồng điện tử (xacthuc.CeCa.gov.vn) cho bên thứ ba.
Là một trong số ít các đơn vị cung cấp dịch vụ được lựa chọn dựa trên các tiêu chí khắt khe, trong cùng ngày, VNPT cũng đã tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác với Cục Thương mại điện tử để liên kết cung cấp hợp đồng điện tử VNPT eContract lên Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam.
Song song với lễ ký kết, VNPT cũng đã có phần trình diễn ký số hợp đồng điện tử với Công ty CP Công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hóa dầu khí. Phần trình diễn đã nhận được sự đánh giá cao từ phía các cơ quan, doanh nghiệp tham dự đối với dịch vụ VNPT eContract.
Chia sẻ tại Hội nghị, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Tổng giám đốc VNPT VinaPhone cho biết, với tư cách là đơn vị dẫn đầu chuyển đổi số tại Việt Nam, từ năm 2018, VNPT đã bắt tay xây dựng giải pháp hợp đồng điện tử VNPT eContract. Giải pháp được nghiên cứu và phát triển đặc biệt phù hợp với bối cảnh mới cũng như phù hợp với quy mô, nhu cầu của tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam và đang được đông đảo các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nước tin dùng.
“Việc áp dụng hợp đồng điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp rút ngắn được thời gian, quy trình thực hiện giao kết các hợp đồng với đối tác mà vẫn đảm bảo được tính an toàn và pháp lý. Bên cạnh đó là khả năng tối ưu chi phí, tiết kiệm các khoản như in ấn, chuyển phát, kho bãi,… Sau khi hợp đồng điện tử có hiệu lực thi hành thì toàn bộ dữ liệu được đưa lên blockchain lưu trữ và truy xuất giữa các bên khi cần thiết, rất thuận tiện và nhanh chóng. Đây là xu thế của tương lai và hợp đồng điện tử sẽ giúp chúng ta tiến tới gần hơn với các mục tiêu số hóa Quốc gia, đem đến những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp”, ông Nghĩa cho hay.

-
Quy định khung về khái niệm, phân loại tài sản số -
Hãng năng lượng thông minh Sunhome gia nhập thị trường Việt Nam, cung cấp sạc xe điện nhanh -
Hà Nam vào top 10 cả nước về tỷ trọng kinh tế số trong GRDP -
Khai trương trung tâm ươm tạo, đưa Việt Nam tiến sâu vào chuỗi cung ứng bán dẫn -
Trợ lực giúp ngành game Việt Nam cán mốc 1 tỷ USD -
VNPT đồng hành cùng tỉnh An Giang, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện -
Phó giám đốc NIC: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần “vốn mồi” từ nhà nước
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/4
-
2 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
3 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
4 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
5 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp