-
Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD -
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Những ngày này, ông David Traub, Giám đốc Công ty B.K Smart Agro Company (Đức, chuyên sản xuất các công nghệ cho sản xuất nông nghiệp) đang tất bật tìm kiếm đối tác tại khu vực Đông Nam Á. “Dự kiến, tôi sẽ sang Việt Nam vào cuối năm nay để tìm đối tác”, ông Traub nói với phóng viên Báo Đầu tư bên lề một triển lãm công nghệ nông nghiệp tại TP. Tel Aviv (Israel) được tổ chức gần đây.
Theo đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhiều doanh nghiệp nước ngoài như B.K Smart Agro đang coi Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn cho các giải pháp và công nghệ nông nghiệp thông minh. “Tại Việt Nam, nhiều nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp đã áp dụng các giải pháp thông minh, tiết kiệm được sức lực và tăng năng suất lao động, cũng như tối đa hóa được lợi ích”, vị đại diện này nói.
Cargill Việt Nam đang mở rộng đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam thông qua nhiều công cụ, trong đó có các giải pháp về công nghệ thông tin. Cuối tháng 8/2018, Cargill trở thành doanh nghiệp đầu tiên cung cấp các giải pháp eSCM thông qua việc triển khai giai đoạn I của chuỗi cung ứng số cho các doanh nghiệp khách hàng tại Việt Nam.
“Việt Nam là thị trường rất quan trọng của Cargill. Cargill sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào nhân lực, năng lực sản xuất, mạng lưới phân phối và đa dạng hóa các dòng sản phẩm”, ông Stoney Su, Giám đốc quốc gia của Cargill Incorporated cho biết.
Theo bà Phạm Hoàng Ngân, điều phối viên tại Việt Nam của Chương trình “Thách thức công nghệ nông nghiệp vùng Mê Kông”, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam. Các doanh nghiệp này đến từ nhiều nơi trên thế giới, như Gintel (Đài Loan), GAGO Ltd. (Trung Quốc), Enzootic Ltd. (Hồng Kông và Israel), Fluence corporation-NIROBOX (Israel), SmartFarm Co., Ltd. và Verifik8/FairAgora Asia (Thái Lan), Pycno Industries (Australia) và Intello Labs Pvt., Ltd. (Ấn Độ).
“Họ có nhiều công nghệ dưới dạng trình ứng dụng, phần mềm và công nghệ cấy tế bào. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước đang có xu hướng sử dụng công nghệ cao trong sản xuất và nhiều công nghệ này vẫn chưa được sản xuất tại Việt Nam. Điều này tạo ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài đưa các công nghệ và giải pháp vào Việt Nam”, bà Ngân cho biết.
Chẳng hạn, Công ty GoodHout BV (Thái Lan) đang tìm đối tác tại Việt Nam trong các công nghệ số chế biến dừa, cung ứng vỏ dừa để sản xuất đồ nội thất, sau đó bán các sản phẩm này sang thị trường châu Âu. Trong khi đó, Công ty GAGO Ltd. muốn hợp tác với các đối tác tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và bảo hiểm nông nghiệp.
Thực tế, từ năm 2015, Tập đoàn FPT và Tập đoàn Fujitsu (Nhật Bản) đã cùng vận hành Trung tâm Hợp tác nông nghiệp thông minh FPT-Fujitsu tại Hà Nội. Trung tâm đang áp dụng 2 mô hình sản xuất “Nhà kính - Greenhouse” và “Nhà máy rau - Vegetable factory” trên 2 loại rau có giá trị gia tăng cao là cà chua cỡ vừa và xà lách ít kali. Hai mô hình này được điều khiển từ xa và hoàn toàn tự động trong môi trường khép kín, tránh được sâu bệnh, nhờ vậy giảm công sức cho người trồng và cho sản phẩm chất lượng vượt trội.
Theo mục tiêu, Việt Nam sẽ có khoảng 200 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao và 10 khu nông nghiệp công nghệ cao vào năm 2020. Để đạt mục tiêu này, Việt Nam đã có quy hoạch sản xuất các sản phẩm theo từng vùng, như sản xuất trà tại Thái Nguyên và Lâm Đồng, trồng rau và hoa tại Lào Cai, Hà Nội và TP.HCM. Trong khi đó, nuôi tôm sẽ được tập trung tại khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc tích hợp và áp dụng các công nghệ tại Việt Nam đang gặp nhiều thách thức. Lý do là phần lớn sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam có quy mô nhỏ về diện tích và vốn đầu tư. Trong khi đó, để đầu tư và áp dụng một hệ thống công nghệ tầm trung cũng phải mất đến hàng chục ngàn USD.
“Canh tác đang được thực hiện thủ công là chủ yếu, dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao và giá thành sản phẩm thấp. Do vậy, các doanh nghiệp phải đóng vai trò quan trọng. Muốn triển khai được các giải pháp công nghệ của mình, họ cần phải hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với nông dân”, bà Ngân nói.
-
Vũ Minh 22:14 | 28-05-2019Tôi Đang cần những sự đầu tư nhưng dường như tôi chưa gặp được đối tác nào cả2 thích
-
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu