
-
Vietcombank sẽ phát hành riêng lẻ 6,5% vốn, nâng vốn lên gần 89.000 tỷ đồng
-
UOB Việt Nam tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng và xây trụ sở mới tại TP.HCM
-
Tiền gửi ngân hàng cao kỷ lục, vẫn “hụt” hơn 1 triệu tỷ đồng so với tín dụng
-
Tỷ giá vọt lên 26.120 VND/USD, tăng 2,2% từ đầu năm
-
Tiếp tục duy trì lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng, bất chấp áp lực về tỷ giá -
ĐHĐCĐ ACB: Chia cổ tức 25%, lợi nhuận quý I đạt 20% kế hoạch năm
![]() |
Khoản vay 100 triệu USD từ IFC giúp VPBank hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp SME gặp khó khăn do Covid 19 |
Ngày 30/06/2020, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã ký kết hợp đồng tín dụng với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế Gới, nhằm nâng cao khả năng hỗ trợ khách hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) gặp khó khăn bị gián đoạn về dòng tiền bởi đại dịch Covid-19.
Theo thỏa thuận, IFC sẽ cung cấp khoản vay 100 triệu USD cho VPBank với kỳ hạn một năm, có thể gia hạn vào ngày đáo hạn, với lãi suất Libor + 1.25%/năm. Khoản vay này sẽ giúp VPBank tăng cường thanh khoản để tiếp tục cho vay mới cho khách hàng doanh nghiệp, trong khi đồng thời kéo giãn thời hạn trả nợ của các doanh nghiệp. VPBank cũng được khuyến khích dành khoảng 20% khoản vay để tài trợ cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
IFC cũng đang phối hợp cùng các tổ chức tài chính quốc tế, trong đó có Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) huy động một gói tài trợ bổ sung để nâng cao hơn nữa khả năng cho vay các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch của VPBank. AIIB sẽ đồng tài trợ một khoản vay lên tới 100 triệu USD để hỗ trợ VPBank mở rộng tài trợ thương mại và tài trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các SME, vượt qua cuộc khủng hoảng COVID-19.
Là một trong những ngân hàng hoạt động tích cực nhất trong phân khúc doanh nghiệp SME, với số lượng khách hàng SME chiếm khoảng 10% tổng số doanh nghiệp SME trên toàn quốc, VPBank đã nhanh chóng đưa ra những chính sách hỗ trợ khách hàng ngay từ khi dịch bệnh Covid bắt đầu bùng phát tại Việt Nam cuối tháng Hai vừa qua.
Cụ thể, ngân hàng đã thực hiện các biện pháp giãn nợ, tái cấu trúc, hỗ trợ lãi suất ưu đãi tùy theo đối tượng khách hàng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn tạm thời do tác động từ dịch bệnh. Trong nửa đầu năm 2019, VPBank đã cũng cung cấp thêm hàng ngàn tỷ đồng dư nợ mới với lãi suất ưu đãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Song song với chuỗi webinar “Phản ứng với Covid 19” cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngay trong đỉnh dịch, một chương trình đào tạo trực tuyến mang tên “Học viện tiểu thương” cũng đã được ngân hàng tổ chức, nhằm hỗ trợ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ chuyển đổi hình thức kinh doanh sang kênh trực tuyến để giúp khách hàng duy trì được nguồn thu kinh doanh trong mùa dịch.
“Doanh nghiệp vừa và nhỏ là phân khúc khách hàng chiến lược đối với VPBank và chúng tôi đã liên tục đưa các giải pháp, chính sách mới nhằm đáp ứng nhu cầu của phân khúc này trong bối cảnh của đại dịch đang tác động xấu tới nền kinh tế. Khoản tín dụng của IFC sẽ cho phép VPBank hỗ trợ nhiều doanh nghiệp hơn, giúp các doanh nghiệp vượt qua cú sốc bất ngờ từ bên ngoài này cũng như hỗ trợ sự ổn định thị trường tài chính chung của Việt Nam,” ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank, cho biết.
“Kinh nghiệm của chúng tôi từ những cú sốc trong quá khứ, trong đó có cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đã mang đến cho chúng tôi một bài học rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ là những đối tượng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng hiện nay. Do đó, việc duy trì thanh khoản cho những doanh nghiệp này có vai trò quan trọng nhằm duy trì việc làm và hạn chế thiệt hại về kinh tế,” ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết.
“Hỗ trợ của chúng tôi cho VPBank không chỉ giúp ngân hàng có thể kéo giãn thời hạn trả nợ cho nhiều khách hàng mà còn tạo điều kiện để ngân hàng cấp các khoản vay mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và duy trì việc làm, từ đó thúc đẩy phục hồi nền kinh tế Việt Nam,” ông Kelhofer nói tiếp.
Đây là lần thứ hai IFC cấp tín dụng cho VPBank trong năm nay. Tháng Một vừa qua, IFC cùng các nhà đồng tài trợ quốc tế khác đã cấp cho VPBank một khoản tín dụng xanh trung hạn trị giá 212,5 triệu USD. Đây là giao dịch vay hợp vốn xanh đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Việc ký kết thỏa thuận này thể hiện cam kết vững chắc của VPBank trong chiến lược phát triển bền vững kết hợp bảo vệ môi trường theo đúng định hướng của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ. Gói cho vay này đánh dấu cột mốc quan trọng đối với VPBank và mở ra cơ hội tiên phong trên thị trường tài chính xanh tại Việt Nam.
-
Tiếp tục duy trì lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng, bất chấp áp lực về tỷ giá -
ĐHĐCĐ ACB: Chia cổ tức 25%, lợi nhuận quý I đạt 20% kế hoạch năm -
Ngân hàng ồ ạt rót vốn vào lĩnh vực hạ tầng -
Vàng thế giới giảm thêm, giá vàng SJC mất mốc 100 triệu đồng/lượng -
Room ngoại được nới, nhiều nhà băng tìm cổ đông chiến lược nước ngoài -
Chuyên gia dự báo diễn biến giá vàng trước thương chiến toàn cầu -
ACB, HDBank, OCB đặt mục tiêu lợi nhuận, tăng vốn lên bao nhiêu trong năm nay?
-
“Thưởng Ngoạn Xứ Trung” cùng Nhôm An Lập Phát
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư