
-
Ông Nguyễn Thanh Nhung được bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Sacombank
-
Vàng tăng mạnh trở lại khi USD suy yếu
-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE -
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
![]() |
Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) vừa hoàn tất giải ngân cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) khoản vay trị giá 150 triệu USD, tương đương gần 3.700 tỷ đồng. Khoản vay giúp VPBank củng cố thêm nguồn lực để đáp ứng nhu cầu vay gia tăng trong cộng đồng doanh nghiệp nội.
Khoản vay 150 triệu USD từ IFC, với kỳ hạn 5 năm, sẽ được VPBank bổ trợ cho danh mục cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, cùng nhiều dự án trong lĩnh vực môi trường và chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, việc IFC tin tưởng và giải ngân khoản vay 150 triệu USD cho VPBank một lần nữa khẳng định năng lực và uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế. Là một ngân hàng năng động, đổi mới và sáng tạo, VPBank luôn không ngừng tìm kiếm các nguồn vốn quốc tế với chi phí hợp lý, nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng phục vụ đầu tư và phát triển sản xuất-kinh doanh của nhiều khách hàng doanh nghiệp – đặc biệt là khối doanh nghiệp SME hiện chiếm tới 90% doanh nghiệp trên cả nước, qua đó chung tay giúp chính phủ ổn định thị trường và phục hồi tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hậu đại dịch.
Mối quan hệ hợp tác giữa VPBank và IFC đã bắt đầu từ nhiều năm trước với nhiều khoản vay trị giá hàng trăm triệu USD được tổ chức này giải ngân cho VPBank. Cụ thể, trong khuôn khổ chương trình tài trợ cho vay các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch, IFC đã cung cấp khoản vay trị giá 100 triệu USD cho VPBank trong năm 2020, giúp ngân hàng tăng cường thanh khoản để tiếp tục giải ngân các khoản vay mới cho khách hàng doanh nghiệp, trong khi giãn thời hạn trả nợ của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, cũng trong năm 2020, IFC cùng các nhà đồng tài trợ quốc tế khác đã cấp cho VPBank một khoản tín dụng xanh trị giá 212,5 triệu USD, mở ra cơ hội tiên phong trong hoạt động cho vay các dự án xanh của ngân hàng tại thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong chuỗi các khoản vay quốc tế được ký kết và rút vốn thành công của VPBank trong năm 2022, có thể kể tới thỏa thuận vay hợp vốn trị giá 500 triệu USD mới được ký kết trung tuần tháng 11 vừa qua. Năm định chế tài chính lớn tham gia cung cấp khoản vay cho VPBank bao gồm Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng ANZ và Công ty Chứng khoán Maybank Securities Pte. Ltd.

-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng -
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE -
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng -
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu -
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Sòng phẳng, nhân văn trong thu hồi nợ
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?