-
VNDirect đột ngột thay đổi kế hoạch sử dụng hơn 2.400 tỷ đồng -
Chuyển động tại Sabibeco: Ghế CEO đổi chủ, người nội bộ thoái vốn, ngày về Sabeco không xa? -
Không phải FPT Shop, chuỗi nhà thuốc Long Châu mới là “át chủ bài” của FRT -
Tasco lên kế hoạch chào bán gần 179 triệu cổ phiếu, rót vốn vào công ty con -
Cảng Sài Gòn giảm trích lập quỹ đầu tư phát triển do lo ngại lỗ luỹ kế -
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương nhận thầu 1.426 tỷ đồng từ thành viên Becamex IDC
Bỏ ngỏ triển khai dự án mới khi cổ đông chưa thông qua
VRG tiền thân là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP. Tuy nhiên, cổ đông sáng lập đã giảm sở hữu và tính tới thời điểm cuối năm 2023, Công ty có 5 cổ đông lớn, gồm CTCP Xây dựng Incotec (CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG sở hữu 99,8% vốn tại Xây dựng Incotec) sở hữu 23,4% vốn; Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sở hữu 15,09% vốn; CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị An Lộc sở hữu 8,23% vốn; CTCP Cao su Tây Ninh sở hữu 6,82% vốn; Công ty TNHH Tổng công ty Cao su Đồng Nai sở hữu 5,53% vốn; còn lại 40,93% vốn điều lệ thuộc các cổ đông nhỏ sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.
VRG thực hiện đầu tư và phát triển Dự án Khu công nghiệp Cộng Hòa (tỉnh Hải Dương). Tính tới cuối năm 2023, Công ty đã thu hút được 11 nhà đầu tư thuê đất với tổng diện tích 113 ha, tương ứng tỷ lệ lấp đầy lên tới 78% (năm 2023 cho thuê được 28,9 ha).
Bước sang năm 2024, Công ty lên kế hoạch cho thuê thêm tối thiểu 10,81 ha, nâng tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 85,4%. Năm 2025, Dự án Khu công nghiệp Cộng Hòa sẽ lấp đầy 100%. Vì vậy, sau năm 2025, kế hoạch kinh doanh của Công ty sẽ phụ thuộc vào việc triển khai các dự án mới.
Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024, ông Đặng Văn Thiệu, Tổng giám đốc VRG chia sẻ tầm quan trọng của việc mở rộng đầu tư. Trong đó, Công ty lên kế hoạch xin chấp thuận nghiên cứu và triển khai dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Cộng Hòa mở rộng, với quy mô 190 ha (tại tỉnh Hải Dương), tổng vốn đầu tư 2.470,7 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp Hoàng Tân (tỉnh Hải Dương), với quy mô 75 ha, tổng vốn đầu tư 607,6 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Lộc Giang 2 (tỉnh Long An), với quy mô 75 ha, tổng vốn đầu tư 1.250,96 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Quốc tế Trường Hải, với quy mô 162 ha, tổng vốn đầu tư 2.376,56 tỷ đồng.
“Các dự án Công ty nghiên cứu triển khai trên địa bàn tỉnh Hải Dương và tỉnh Long An đều đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời nằm tại các vị trí thuận lợi cho kết nối vùng, kết nối giao thông, có khả năng thu hút lao động cao và đặc biệt đều có nhà đầu tư quan tâm sẵn sàng ký hợp đồng thuê đất nếu xác định được thời gian thuê đất và giá cho thuê”, ông Thiệu nhấn mạnh.
Tuy nhiên, sau khi tiến hành bỏ phiếu, cả 4 dự án trên đều không được đa số cổ đông thông qua. Vì vậy, kế hoạch mở rộng kinh doanh bị bỏ ngỏ, Công ty sẽ phải trình xin ý kiến cổ đông trong lần Đại hội bất thường sắp tới.
Bài toán tăng vốn để đầu tư dự án mới
Thực tế, để triển khai được 4 dự án trên, bên cạnh việc được Đại hội đồng cổ đông thông qua, Công ty còn cần phải có vốn đối ứng. Các dự án mà VRG đang nghiên cứu cần vốn điều lệ đối ứng là 1.100 tỷ đồng, trong khi Công ty mới có vốn điều lệ 258,95 tỷ đồng.
“Công ty cần phải thông qua các cổ đông lớn để xem xét điều chỉnh vốn điều lệ trước khi thực hiện dự án. Trong Đại hội năm 2024, cổ đông lớn CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG không tham gia Đại hội, vì vậy Công ty sẽ tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện các hồ sơ dự án để báo cáo các cổ đông lớn xin ý kiến trước khi triển khai tiếp các bước theo quy định của pháp luật”, ông Thiệu chia sẻ thêm tại Đại hội năm 2024.
Được biết, tại thời điểm ngày 31/3/2024, VRG mới có vốn điều lệ 258,95 tỷ đồng, lợi nhuận luỹ kế chưa phân phối là 135,67 tỷ đồng. Giả sử Công ty sử dụng toàn bộ lợi nhuận chưa phân phối để thưởng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ, thì tổng vốn điều lệ vẫn thấp hơn nhiều so với nhu cầu vốn điều lệ tối thiểu là 1.100 tỷ đồng. Vì vậy, VRG chắc chắn phải phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn.
Với việc Đại hội đồng cổ đông chưa thống nhất kế hoạch nghiên cứu dự án, cũng như kế hoạch tăng vốn, việc triển khai 4 dự án trọng điểm trong thời gian tới sẽ cần thêm rất nhiều thời gian. Nếu việc phê duyệt kế hoạch đầu tư, cũng như kế hoạch huy động vốn không được sớm triển khai, Công ty có thể bước vào giai đoạn trũng lợi nhuận, khi diện tích cho thuê tại Khu công nghiệp Cộng Hòa không còn, trong khi cũng không có dự án mới gối đầu trong các năm tiếp theo.
-
Chuyển động tại Sabibeco: Ghế CEO đổi chủ, người nội bộ thoái vốn, ngày về Sabeco không xa? -
Hé lộ cá nhân mua lượng lớn cổ phiếu Vinasun -
Không phải FPT Shop, chuỗi nhà thuốc Long Châu mới là “át chủ bài” của FRT -
Doanh nghiệp địa ốc vất vả với kế hoạch gọi vốn mới -
Công ty Năm Bảy Bảy tiếp tục gặp khó -
Ở điểm rơi lợi nhuận, Nhà Khang Điền gặp áp lực bán ra cổ phiếu -
Tasco lên kế hoạch chào bán gần 179 triệu cổ phiếu, rót vốn vào công ty con
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024