-
Petrolimex: “Vua tiền mặt” với hơn 30.000 tỷ đồng, doanh thu lớn nhất sàn chứng khoán 71.000 tỷ đồng -
Dấu hiệu thoái trào tại CNG Việt Nam -
Rạng Đông Holding bị công ty con nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản -
Nợ vay của Everland tăng mạnh dù dư dả tiền mặt -
2024 lần đầu công bố chiến lược AI - Bán - Xe - Số - Xanh, FPT tăng trưởng lợi nhuận trên 20%
Dự án Khu công nghiệp Cộng Hoà (tỉnh Hải Dương ) (Ảnh: Lê Toàn) |
Thu hút nhà đầu tư gặp khó khăn tại Dự án Khu công nghiệp Cộng Hoà
Sở hữu Dự án Khu công nghiệp Cộng Hoà (tỉnh Hải Dương) với diện tích thương phẩm 144,87 ha, nhưng tỷ lệ lấp đầy đã lên tới 78% tổng diện tích thương phẩm cho thuê (đã cho thuê 113 ha, còn lại khoảng 31,78 ha) diện tích thương phẩm, VRG đang phát đi tín hiệu kinh doanh khó khăn và vẫn chưa có giải pháp tìm quỹ đất mới để bổ sung quỹ đất trong trường hợp tỷ lệ lấp đầy của Dự án Khu công nghiệp Cộng Hoà có thể lên tới 100% trong 1-2 năm tới.
Trong quý IV/2024, VRG ghi nhận doanh thu giảm tới 85,5%, về 75,88 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế giảm 85,9%, về 27,97 tỷ đồng. Lũy kế trong năm 2024, Công ty ghi nhận doanh thu giảm 79,3%, về 113,59 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm 68,7%, về 58,41 tỷ đồng, hoàn thành 7,4% kế hoạch lợi nhuận.
Ông Đặng Văn Thiệu, Tổng giám đốc VRG cho biết, trong quý III/2023, Công ty cho thuê lại đất tại Khu công nghiệp Cộng Hoà với 2 hợp đồng trên diện tích 28,6 ha và hạch toán 90% giá trị theo phương pháp hạch toán doanh thu một lần. Tuy nhiên, trong quý IV/2024, Công ty chỉ ký được một hợp đồng cho thuê lại đất khu công nghiệp với diện tích 1,25 ha, nên cả doanh thu và lợi nhuận đều lao dốc.
Được biết, theo kế hoạch đầu năm 2024, VRG lên kế hoạch cho thuê thêm tối thiểu 10,81 ha, nâng tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 85,4% (luỹ kế cho thuế tới cuối năm 2024 khoảng 123,81 ha).
Như vậy, dù đặt mục tiêu lớn trong năm 2024, nhưng hoạt động cho thuê không đạt kỳ vọng, lợi nhuận của VRG vẫn lao dốc. Mặc dù việc thu hút nhà đầu tư tới Khu công nghiệp Cộng Hoà không đạt kỳ vọng, nhưng thực tế, tỷ lệ đất thương phẩm còn lại không lớn. Trong bối cảnh đó, VRG có thể sẽ thiếu hụt quỹ đất cho thuê mới trong 2-3 năm tới, nếu như không sớm phát triển thêm quỹ đất bổ sung.
Bất đồng quan điểm về kế hoạch phát triển dự án mới
Về cơ cấu cổ đông, VRG đang có hai nhóm cổ đông chính. Trong đó, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã GVR), Công ty TNHH một thành viên Tổng công ty Cao su Đồng Nai và Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh sở hữu 27,44% vốn điều lệ; Công ty cổ phần Xây dựng Incotec và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị An Lộc sở hữu 31,63% vốn điều lệ; còn lại 40,93% vốn điều lệ thuộc về các cổ đông khác sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.
Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Xây dựng Incotec là công ty con của Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (mã SIP) và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị An Lộc là cổ đông lớn, sở hữu 19,93% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG.
Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024, ông Đặng Văn Thiệu, Tổng giám đốc VRG chia sẻ tầm quan trọng của việc mở rộng đầu tư. Trong đó, Công ty lên kế hoạch xin chấp thuận nghiên cứu và triển khai Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Cộng Hoà mở rộng, quy mô 190 ha (tại tỉnh Hải Dương), tổng vốn đầu tư 2.470,7 tỷ đồng; Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp Hoàng Tân (tỉnh Hải Dương) với quy mô 75 ha, tổng vốn đầu tư 607,6 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Lộc Giang 2 (tỉnh Long An), quy mô 75 ha, tổng vốn đầu tư 1.250,96 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Quốc tế Trường Hải, quy mô 162 ha, tổng vốn đầu tư 2.376,56 tỷ đồng.
“Các dự án Công ty nghiên cứu triển khai trên địa bàn tỉnh Hải Dương và tỉnh Long An đều đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời nằm tại các vị trí thuận lợi cho kết nối vùng, kết nối giao thông, có khả năng thu hút lao động cao và đặc biệt đều có nhà đầu tư quan tâm sẵn sàng ký hợp đồng thuê đất nếu xác định được thời gian thuê đất và giá cho thuê”, ông Thiệu nhấn mạnh.
Tuy nhiên, sau khi tiến hành bỏ phiếu, cả 4 dự án Công ty lên kế hoạch nghiên cứu để đầu tư đều không được đa số cổ đông thông qua, nên kế hoạch mở rộng kinh doanh bị bỏ ngỏ, Công ty sẽ phải trình xin ý kiến cổ đông trong lần đại hội bất thường sắp tới.
Với việc Đại hội cổ đông vẫn chưa thống nhất về kế hoạch nghiên cứu dự án, việc triển khai 4 dự án trọng điểm trong thời gian tới sẽ cần thêm rất nhiều thời gian và nếu như việc phê duyệt kế hoạch đầu tư không được sớm triển khai, VRG có thể bước vào giai đoạn “vùng trũng” lợi nhuận khi diện tích cho thuê tại Khu công nghiệp Cộng Hoà không còn nhiều, trong khi không có dự án mới gối đầu trong các năm tiếp theo.
-
VRG gặp khó trong phát triển quỹ đất mới -
Rạng Đông Holding bị công ty con nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản -
Lợi nhuận vượt kế hoạch, Gemadept mang gần 5.000 tỷ đồng gửi ngân hàng -
Nợ vay của Everland tăng mạnh dù dư dả tiền mặt -
Lãi Coteccons trong quý II niên độ tài chính năm 2025 tăng 53,7%, lên 106 tỷ đồng -
2024 lần đầu công bố chiến lược AI - Bán - Xe - Số - Xanh, FPT tăng trưởng lợi nhuận trên 20% -
Cổ đông không tán thành giao dịch bán 24% vốn KDF, quyết giữ thương hiệu Celano - Merino
-
1 Tết không nghỉ trên các công trình nguồn điện trọng điểm -
2 “Nóc nhà Đông Dương” chìm trong tuyết trắng những ngày cận Tết -
3 Hà Nội: Đậm đặc các chương trình văn hóa, du lịch đặc sắc dịp Tết Ất Tỵ 2025 -
4 Chuyện chưa kể về cuộc trường chinh mang tên đường sắt tốc độ cao -
5 Doanh nghiệp của ông trùm hàng hiệu xin đầu tư mở rộng Sân bay Phú Quốc
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết