
-
Viện Kiểm sát đối đáp lại quan điểm bào chữa của luật sư và các bị cáo
-
Thi hành án vụ Trương Mỹ Lan: Khó khăn khi xử lý hàng trăm bất động sản
-
Xác minh nhiều tài sản của Quốc Cường Gia Lai để thi hành án vụ Vạn Thịnh Phát
-
Công ty Phương Trang đã nộp 1.200 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ Trương Mỹ Lan
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm -
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu buông lỏng quản lý vũ khí, vật liệu nổ
Ông Phí Thái Bình không tới phiên tòa
Hội đồng xét xử đã triệu tập Tổng công ty XNK và xây dựng Việt Nam Vinaconex, CTCP nước sạch Vinaconex, đại diện cơ quan giám định, người làm chứng, nhiều các nhân từng là lãnh đạo của Vinaconex...
Trong số lãnh đạo của Vinaconex bị triệu tập có ông Phí Thái Bình, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Ông Phí Thái Bình từng là Chủ tịch HĐQT Vinaconex trong giai đoạn xây dựng và thực hiện dự án.
![]() |
Cơ quan công tố cáo buộc 9 bị cáo đã có hành vi không tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng công trình đường ống nước sông Đà. Ảnh minh họa: Đường ống nước sạch Sông Đà trong một lần bị vỡ (Nguồn ảnh: Internet) |
Tuy nhiên, trước phiên tòa, ông Phí Thái Bình đã có đơn xin vắng mặt với lý do bị bệnh và xin giữ lời khai tại cơ quan điều tra.
Chủ tọa phiên tòa cho biết đơn xin vắng mặt của ông Bình được gửi kèm hồ sơ bệnh án. Theo đó ông Phí Thái BÌnh đang điều trị tại ngoại ở Bệnh viện 103 với chẩn đoán hội chứng não do tăng huyết áp, chỉ định bất động khi dùng thuốc, có dấu hiệu nguy hiểm thì nhập viện cấp cứu.
Ông Bình từng bị Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Từ kết quả điều tra và giám định, Viện kiểm sát cho rằng việc thay đổi vật liệu từ ông gang dẻo sang ống composite cốt sợi thủy tinh không phải là nguyên nhân gây ra vỡ tuyến ống truyền tải nước; chưa đủ căn cứ phê chuẩn quyết định khởi tố ông Bình. Do đó, Viện KSND Tối cao quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can đối với ông Bình.
Ông Vũ Đình Chầm, nguyên ủy viên HĐQT Vinaconex cũng xin vắng mặt với bệnh án gan, mắt.
Một số cá nhân từng là thành viên HĐQT Vinaconex được triệu tập có mặt.
Tổng giám đốc – người đại diện theo pháp luật của CTCP nước sạch Vinaconex có mặt và cho biết công ty đã đổi tên thành CTCP đầu tư nước sạch Sông Đà từ tháng 2/2018.
Một số luật sư đã yêu cầu triệu tập ông Phí Thái Bình vì cho rằng ông Bình giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định dự án có được thực hiện hay không để dẫn đến hậu quả võ ống và nhiều bị cáo phải ra tòa như hôm nay. Có luật sư đề nghị hoãn phiên tòa chờ ông Bình có mặt.
Có luật sư đề nghị triệu tập ông Hoàng Hải, Cục phó cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, người có chữ ký trong số các cán bộ giám định. Ông Hải từng là cán bộ Công ty tư vấn Vinaconex, đơn vị tư vấn dự án này. Luật sư cho rằng cần triệu tập ông Hải để làm rõ liệu việc giám định có đảm bảo trung thực, vô tư, khách quan hay không?
Có ý kiến luật sự đề nghị triệu tập các đơn vị thi công bao gồm VC1, VC2, VC3, VC6, VC7, VC 11... vì cho rằng phần thi công có liên quan đến vấn đề vỡ ống.
Trước những ý kiến của các luật sư, sau khi nghe ý kiến đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đã hội ý và cho rằng các ý kiến đề nghị triệu tập một số bộ ngành... là không cần thiết. Phiên tòa kéo dài nhiều ngày, nếu thấy cần thiết, Tòa sẽ triệu tập đại diện Nhà máy cốt sợi thủy tinh sau.
Vỡ đường ống do Chất lượng ống không đảm bảo
Theo truy tố, Vinaconex là đơn vị được giao làm chủ đầu tư Dự án nước sạch Sông Đà - Hà Nội. Vinaconex đã thành lập Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà để thực hiện dự án. Dự án đã được triển khai xây dựng từ năm 2004 đến 2009 thì hoàn thành.
Sau đó, hệ thống đường ống cấp nước này đã được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, khai thác hệ thống cấp nước Sông Đà, nhiều tuyến ống liên tục xảy ra sự cố nứt, vỡ.
Cơ quan công tố cáo buộc 9 bị cáo đã có hành vi không tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng công trình dẫn đến việc tiếp nhận, tổ chức lắp đặt, nghiệm thu các sản phẩm ống composite cốt sợi thủy tinh không đảm bảo chất lượng cho dự án.
Từ tháng 2-2012 đến tháng 10-2016, tuyến ống của hệ thống cấp nước Sông Đà đã 18 lần bị vỡ với 23 cây ống composite cốt sợi thủy tinh bị vỡ. Việc vỡ hệ thống đường ống nước sông Đà dẫn đến đơn vị khai thác, kinh doanh phải bỏ ra hơn 16,6 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Hậu quả của hàng chục lần vỡ ống nước khiến 177.000 hộ dân bị mất nước sinh hoạt trong 386 giờ với lưu lượng nước bị ngừng trệ lên tới hơn 1,7 triệu m3 làm ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của 177.000 hộ dân
Cáo trạng xác định, Ban quản lý dự án cấp nước sông Đà – Hà Nội do Hoàng Thế Trung làm giám đốc, Nguyễn Văn Khải làm Phó Giám đốc đã không kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào (ống composite cốt sợi thủy tinh).
Ban quản lý và đơn vị tư vấn giám sát phát hiện nhiều sản phẩm composite cốt sợi thủy tinh không đạt tiêu chuẩn sản xuất và yêu cầu thiết kế (94 ống) nhưng không tổ chức thu hồi mà vẫn cho lắp đặt, ký biên bản nghiệm thu, xác nhận hơn 5.000 ống composite và phụ kiện đảm bảo chất lượng.
Tiến hành giám định, Bộ Xây dựng kết luận, nguyên nhân là do chất lượng ống cốt sợi thủy tinh không đảm bảo yêu cầu thiết kế và độ bền đạt thời gian 50 năm.
Các bị cáo thuộc CTCP Ống sợi thủy tinh Vinaconex, đơn vị cung cấp ống cho dự án, có hành vi không tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hóa, quản lý đầu tư và xây dựng công trình dẫn đến việc sản xuất , cung cấp nghiệm thu các sản phẩm ống composite không đảm bảo chất lượng.
Thi công đường ống sông Đà có nhiều đơn vị như Vinaconex 1, Vinaconex 2, Vinaconex 3, Vinaconex 6, Vinaconex 7, Vinaconex 12, Vinaconex 16, Vinaconex 34... Đây là các đơn vị thuộc Vinaconex được chỉ định thầu thi công xây lắp tuyến ống của dự án.
Kết luận giám định của Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng xác định về cơ bản các đơn vị thi công đã tuân thủ yêu cầu thiết kế của dự án khi thực hiện, công tác xây lắp không phải là nguyên nhân gây ra việc vỡ ống. Do đó, cơ quan cảnh sát điều tra không xem xét xử lý các đơn vị này.

-
Viện Kiểm sát đối đáp lại quan điểm bào chữa của luật sư và các bị cáo
-
Thi hành án vụ Trương Mỹ Lan: Khó khăn khi xử lý hàng trăm bất động sản
-
Xác minh nhiều tài sản của Quốc Cường Gia Lai để thi hành án vụ Vạn Thịnh Phát
-
Công ty Phương Trang đã nộp 1.200 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ Trương Mỹ Lan
-
Hỗn mang thế giới “cò” bất động sản - Bài 1: Miếng pho mát có sẵn chỉ có trong bẫy chuột -
Tương lai nào cho Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Hà - Đá Nhảy? -
Dự án Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân: Gian nan tái khởi động -
Thủ tướng chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm -
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu buông lỏng quản lý vũ khí, vật liệu nổ -
Thu hồi gần 260 tỷ đồng và 140.000 USD trong vụ án tại Tập đoàn Thuận An -
Bắt Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục vụ kẹo rau củ Kera
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/4
-
2 Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
3 Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước
-
4 TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
5 Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển