
-
Bắt 3 lãnh đạo Công ty Công trình đô thị Bắc Giang
-
Bộ Xây dựng chấn chỉnh công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng
-
Buôn lậu ngày càng tinh vi, cần sự phối hợp chặt chẽ để ngăn chặn hiệu quả
-
Phúc thẩm vụ Xuyên Việt Oil: Tạm dừng xét xử để bị cáo khắc phục hậu quả
-
Quảng Nam yêu cầu khắc phục toàn bộ sai phạm tại Khu du lịch sinh thái Cồn Bắp -
TP.HCM: Xét xử phúc thẩm vụ Xuyên Việt Oil đối với 7 bị cáo kháng cáo
Trước khi bước vào phần tranh luận, Hội đồng xét xử thông báo về việc khắc phục hậu quả của các bị cáo. Gia đình bị cáo Nguyễn Lộc An (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương) đã nộp 100 triệu đồng; gia đình bị cáo Nguyễn Như Phương (Phó Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) nộp 50 triệu đồng để khắc phục hậu quả chung của vụ án.
![]() |
Nhiều bị cáo nộp tiền khắc phục, Viện Kiểm sát đề nghị giảm án. |
Đáng chú ý, bị cáo Lê Đức Thọ (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VietinBank) đồng ý sử dụng toàn bộ số tiền gần 15 tỷ đồng trong ba sổ tiết kiệm do vợ đứng tên (hiện đang bị kê biên) để khắc phục hậu quả.
Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM nêu quan điểm: mặc dù biết Công ty Xuyên Việt Oil không đủ điều kiện cấp phép kinh doanh xăng dầu, các bị cáo vẫn để xảy ra sai phạm nghiêm trọng, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước.
Trong đó, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, sau khi được cấp phép làm thương nhân đầu mối, đã không trích lập quỹ bình ổn giá theo quy định mà sử dụng vào mục đích cá nhân với số tiền 219 tỷ đồng. Ngoài ra, số tiền hơn 1.244 tỷ đồng thu hộ thuế bảo vệ môi trường cũng không được nộp ngân sách mà bị cáo Hạnh sử dụng trái phép, mất khả năng hoàn trả.
Tuy nhiên, Viện Kiểm sát cũng ghi nhận các bị cáo không có hành vi chủ động nhận lợi ích, đã thừa nhận sai phạm, có nhân thân tốt, từng có đóng góp cho xã hội. Một số bị cáo dù không bị buộc trách nhiệm dân sự vẫn tự nguyện nộp tiền khắc phục.
Cụ thể, bị cáo Hạnh nộp 6,7 tỷ đồng; ông Lê Đức Thọ nộp gần 15 tỷ đồng; bị cáo Trần Duy Đông nộp 500 triệu đồng; Hoàng Anh Tuấn nộp 100 triệu đồng; Lê Duy Minh nộp 422 triệu đồng; Nguyễn Thị Như Phương nộp 50 triệu đồng.
Trên cơ sở đó, Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận toàn bộ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo. Cụ thể, đề nghị giảm 18 - 24 tháng tù cho bị cáo Hạnh; giảm tổng cộng 5 - 7 năm tù cho ông Thọ (gồm 1 - 2 năm về tội nhận hối lộ và 4 - 5 năm về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn); giảm 18 - 24 tháng tù cho các bị cáo Trần Duy Đông, Hoàng Anh Tuấn, Lê Duy Minh; và giảm 9 - 12 tháng cho bị cáo Nguyễn Thị Như Phương và ông Nguyễn Lộc An.

-
Vụ án Xuyên Việt Oil: Nhiều bị cáo nộp tiền khắc phục, Viện Kiểm sát đề nghị giảm án -
Tiếp tục gia hạn tiến độ dự án AE Resort Cửa Tùng đến quý IV/2027 -
Buôn lậu ngày càng tinh vi, cần sự phối hợp chặt chẽ để ngăn chặn hiệu quả -
Phúc thẩm vụ Xuyên Việt Oil: Tạm dừng xét xử để bị cáo khắc phục hậu quả -
Quảng Nam yêu cầu khắc phục toàn bộ sai phạm tại Khu du lịch sinh thái Cồn Bắp -
TP.HCM: Xét xử phúc thẩm vụ Xuyên Việt Oil đối với 7 bị cáo kháng cáo -
Hàng giả tràn lan, Bộ Công thương nói gì?
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược