-
Quảng Ninh tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Lập sàn đầu tư tài chính lừa đảo, mở loạt tài khoản công ty ma để nhận tiền lừa đảo -
Thông tin bước đầu về vụ sập nhịp cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32C -
Đề xuất điều chỉnh đến 8 gói thầu của Dự án Hồ chứa nước Ta Hoét, vì sao? -
Đề xuất thành lập Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
Dự án nạo vét, thoát lũ sông Cổ Cò hơn 1.200 tỷ đồng: Những vướng mắc khó tháo gỡ
Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình kinh tế, xã hội chiều 9/3, Thượng tá Lê Mạnh Hà cho rằng, có thể thông tin của phụ huynh và học sinh có thể bị bán hoặc bị mất do nhiều nguyên nhân như lỗ hổng bảo mật, dữ liệu do các đơn vị, doanh nghiệp, cửa hàng thu thập làm lọt.
Ông Hà nêu ví dụ, khi phụ huynh làm thẻ khách hàng tại các khu vui chơi, cửa hàng ăn uống, trung tâm ngoại ngữ… đều có khả năng bị tuồn thông tin ra. Do đó, sẽ cần có quá trình điều tra, xác minh làm rõ xem thông tin cá nhân của phụ huynh và học sinh lọt ra từ nguồn nào.
Theo ông Hà, thông thường các cơ quan nhà nước khi quản lý thông tin đều có quy định chặt chẽ và có quá trình kiểm tra, bảo mật nên có độ an toàn cao hơn.
Kẻ gian có thể thu thập thông tin của phụ huynh và học sinh thông qua nhiều hình thức khác nhau. |
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM khẳng định dữ liệu của ngành giáo dục được quản lý bằng quy chế. Sở phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể từng đơn vị, đăng nhập bằng tài khoản, có dấu vết trên hệ thống.
Ông cho rằng, không có chuyện các vụ lừa chuyển tiền với kịch bản con đang cấp cứu ở bệnh viện vừa qua liên quan đến việc sử dụng dữ liệu từ ngành giáo dục, có thể trong quá trình phụ huynh thành lập nhóm chat Zalo, Viber để trao đổi với nhau đã bị lọt thông tin ra ngoài.
Ví dụ, trong quá trình làm việc với phụ huynh, thì có một số trường hợp đối tượng lừa đảo cung cấp thông tin không đúng với các cơ sở giáo dục đang quả lý, như nói đúng tên của học sinh nhưng sai lớp học. Tuy nhiên, do mất bình tĩnh khi nghe tin con gặp nguy kịch nên phụ huynh đã không nhận ra và kiểm tra lại.
Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến cáo nếu phụ huynh có nhận được bất kỳ thông tin gì cũng nên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để xác minh. Hoặc liên hệ qua đường dây nóng của mỗi trường.
Phía Công an TP.HCM cũng cho biết đã tiếp nhận thông tin các vụ việc và đã chỉ đạo công an quận, huyện khẩn trương rà soát, điều tra, truy xét đối tượng để làm rõ. Đồng thời, Công an TP.HCM cũng đã phối hợp với các cơ quan báo chí tuyên truyền nội dung này với người dân để nâng cao cảnh giác, đồng thời, ban hành công văn tới các sở ngành, cơ sở giáo dục yêu cầu tuyên truyền đến phụ huynh phòng ngừa các hành vi lừa đảo.
-
Lập sàn đầu tư tài chính lừa đảo, mở loạt tài khoản công ty ma để nhận tiền lừa đảo -
Thông tin bước đầu về vụ sập nhịp cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32C -
“Trăm dâu” đổ đầu “Thượng đế” tại Dự án Tân An Huy - Bài 3: Tâm thư “thách đố” và mấu chốt chưa được mở -
Đề xuất điều chỉnh đến 8 gói thầu của Dự án Hồ chứa nước Ta Hoét, vì sao? -
Đề xuất thành lập Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
Dự án nạo vét, thoát lũ sông Cổ Cò hơn 1.200 tỷ đồng: Những vướng mắc khó tháo gỡ -
Nhiều sai sót về lĩnh vực đầu tư tại KKT Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam
- Japfa trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh đến trường
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”