-
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An -
Lập dự án "ma" để lừa đảo, Giám đốc Công ty Angel Lina lãnh án chung thân -
Phúc thẩm vụ đăng kiểm: Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho 2 cựu Cục trưởng -
Cựu Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bị khởi tố trong vụ án gây thiệt hại hơn 234 tỷ đồng -
Cho rằng hết thời hiệu, Công ty STO kiến nghị không xử phạt về lĩnh vực đầu tư -
Địa ốc Hưng Phú bị xử phạt vì xây dựng không phép trong dự án
Tòa dừng xử vụ khách hàng kiện SABECO. |
Tòa án Nhân dân quận 5 (TP.HCM) quyết định tạm ngừng phiên xét xử sơ thẩm vụ án dân sự “tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Phương Du (46 tuổi, trú quận Gò Vấp, TP.HCM) và bị đơn là Tổng công ty cổ phần bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (SABECO).
Lý do tạm ngừng phiên xét xử, HĐXX nhận định, tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ chưa đủ xác định chai bia dùng làm vật chứng có phải là sản phẩm của SABECO hay không. Vì vậy, cần thu thập thêm tài liệu về nguồn gốc của chai bia dùng làm vật chứng.
Tại phiên tòa, nguyên đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện, đòi SABECO bồi thường số tiền 1 triệu USD (tương đương 23 tỷ đồng).
Ông Du giữ lại các yêu cầu đề nghị tòa buộc SABECO bồi thường trị giá chai bia nhãn hiệu Sài Gòn là 10.500 đồng; tổn thất tinh thần tương đương 10 tháng lương tối thiểu tại khu vực TP.HCM là 39,8 triệu đồng; buộc Sabeco đăng xin lỗi công khai ông Nguyễn Phương Du với tư cách người tiêu dùng trên 3 số báo liên tục của bốn tờ báo.
Trong phần tranh luận, luật sư bảo vệ quyền lợi cho SABECO cho rằng, lời khai của ông Du bất nhất, chẳng hạn, ban đầu ông Du khai mua chai bia về uống và phát hiện chai bia bị lỗi. Song, sau đó, trong các biên bản làm việc, trình bày thì ông Du khai khi nhậu tại nhà hàng H.R, thì thấy chai bia bị lỗi. Vì vậy, không thể sử dụng lời khai của ông Du để giải quyết vụ án.
Thứ hai, theo luật sư của SABECO, chai bia không phải là vật chứng của vụ án; chưa có căn cứ chứng minh chai bia bị lỗi là của SABECO.
Thứ ba, luật sư của SABECO nêu, ông Du không phải là người tiêu dùng, vì khi phát hiện chai bia bị lỗi, thay vì ông Du trả lại cho nhà hàng, thì lại “năn nỉ” nhà hàng để được mua lại. Qua đó, luật sư của SABECO cũng đặt ra vấn đề động cơ, mục đích của ông Du trong việc mua lại chai bia này là gì, và không phải vì mục đích tiêu dùng, trong khi "ông Du tự biến mình thành nạn nhân”, luật sư của SABECO nêu tại tòa.
Từ đó, luật sư của SABECO đưa ra 2 phương án giải quyết vụ án, nếu tòa xác định ông Du không phải là người tiêu dùng thì đình chỉ vụ án; còn trường hợp tòa xác định ông Du là người tiêu dùng thì bác toàn bộ yêu cầu của ông Du.
Trong phần tranh luận, đại diện ủy quyền của SABECO - ông Dương Văn Minh bổ sung, đề nghị Tòa án Nhân dân quận 5 chuyển hồ sơ qua cơ quan điều tra để làm rõ động cơ, mục đích của ông Du.
Trong phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân đề nghị tạm ngừng phiên tòa để thu thập thêm tài liệu, chứng cứ chứng minh chai bia bị lỗi có phải là sản phẩm của SABECO. HĐXX đồng ý và sẽ thông báo lịch xét xử sau.
Tòa án là phương thức lựa chọn cuối cùng khi người tiêu dùng và doanh nghiệp đã trải qua quá trình thương lượng hay hòa giải mà không thể thống nhất phương án giải quyết. Tuy nhiên, trên thực tế, phương thức này tồn tại nhiều hạn chế và có thể ảnh hưởng không tốt tới người tiêu dùng và doanh nghiệp. Vì vậy, khi phát sinh tranh chấp, các bên có thể tham khảo một số kinh nghiệm nhằm giải quyết hiệu quả, cụ thể như sau:
- Nghiên cứu kỹ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn, đặc biệt là các nội dung về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, trách nhiệm của doanh nghiệp, các hành vi bị cấm, giải quyết tranh chấp người tiêu dùng,…;
- Tiến hành thương lượng cũng như tham vấn ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để quá trình thương lượng có cơ sở pháp lý và đạt hiệu quả cao. Người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể liên hệ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Các Sở Công Thương, các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để được tư vấn về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Trong trường hợp kiện ra Tòa án, các bên tham khảo Điều 42 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh.
-
Cựu Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bị khởi tố trong vụ án gây thiệt hại hơn 234 tỷ đồng -
Cho rằng hết thời hiệu, Công ty STO kiến nghị không xử phạt về lĩnh vực đầu tư -
Địa ốc Hưng Phú bị xử phạt vì xây dựng không phép trong dự án -
Liên tiếp xảy ra 5 trận động đất tại Kon Tum -
Khánh Hòa bị hai doanh nghiệp khởi kiện về xác định giá đất: Sở Tài nguyên và Môi trường khẳng định làm đúng luật -
Xét xử phúc thẩm vụ Đăng kiểm: Các bị cáo trình bày thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ mới -
Cảnh báo hiểm họa khó lường từ việc tự chế, sử dụng pháo nổ trái phép
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả